Monday, April 27, 2020
Saturday, April 25, 2020
Sunday, April 19, 2020
TQ 'non tay' khi chọc giận báo chí Đức qua vụ virus corona?
"Ông làm tổn hại cả thế giới."
Không biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nghĩ gì khi bị đập vào mắt dòng chữ chỉ trích thẳng thừng của Tổng biên tập báo Bild (Đức) - Julian Reichelt hôm 16/04/2020?
Khi gửi thư "mắng mỏ, trách móc" Tổng biên tập báo Bild "tội nói xấu lãnh đạo Trung Quốc qua vụ Covid-19" trước đó, Đại sứ quán, cơ quan ngoại giao của Trung Quốc ở Berlin (thay mặt cho lãnh đạo Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình), dường như vẫn giữ thói quen như ở các quốc gia theo thể chế cộng sản bao đời, đó là mắng mỏ báo chí truyền thông như "mắng dạy con cháu trong nhà".
Phải thôi, ở các quốc gia có chế độ chuyên chế thì thường các nhà nước đó chi tiền, trích ngân sách hàng năm ra nuôi nấng, quản lý và dạy dỗ hệ thống truyền thông, giao nhiệm vụ cho báo chí là phải tuyên truyền ca ngợi, che chắn bảo vệ chế độ, thì việc mắng mỏ, đuổi việc, cách chức, giải tán một tòa soạn báo "hỗn láo" nào đó là đương nhiên có thể.
Nhưng rất tiếc, trường hợp này lại là Bild - một tờ báo tư nhân nổi tiếng của Đức.
Chắc hẳn lãnh đạo Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã rất bất ngờ khi bị 'bật' lại.
Còn đối với người đọc báo Bild thì câu hỏi được đặt ra trên tờ báo này trước đó vài ngày với cái tít "Liệu Trung Quốc có phải chịu trách nhiệm về thiệt hại kinh tế khổng lồ do virus corona gây ra trên toàn thế giới hay không?" là điều hoàn toàn bình thường.
Chả là trong khi thế giới đang quay cuồng lo chống dịch Covid-19 thì Trung Quốc hối hả tranh thủ "thu vén" uy tín, tiếng tăm cho riêng mình với mong muốn phù phép, biến mình từ "nguồn bệnh" trở thành "nạn nhân bị lây từ Mỹ và các nước châu Âu", nay đã thành "người anh hùng chống dịch", "chuyên gia giúp đỡ các nước khác"...
Nhiều việc xưa nay cho thấy Trung Quốc quả là rất lão luyện về sử dụng vũ khí tuyên truyền, chiến tranh tâm lý phục vụ ý đồ riêng cho mình.
Cuộc chiến 'non tay'
Nhưng việc "chọc giận" trực tiếp các tờ báo tên tuổi của phương Tây như Daily Telegraph của Úc và Bild của Đức như mấy ngày qua thì các quan chức của Trung Quốc lại tỏ ra còn non tay và ấu trĩ.
Tổng biên tập báo Bild Julian Reichelt có lẽ đã bật cười khi nhận được bức thư "mắng mỏ" được gửi tới từ Đại sứ quán Trung Quốc ở Berlin và ông hẳn chẳng hề phải băn khoăn khi lập tức viết trả lời thẳng cho Chủ tịch Tập Cận Bình, đập thẳng cánh rằng: "Ông làm tổn hại cả thế giới."
Tự do báo chí
Tôi bảo đảm chắc chắn là trước khi cho đăng bức thư gửi Chủ tịch Tập Cận Bình, vị Tổng biên tập báo Bild đã không hề tham khảo, xin phép một "cơ quan ban ngành trung ương" hoặc một quan chức nào của chính phủ Đức cả.
Bild là tờ nhật báo lá cải "khét tiếng" thuộc tập đoàn truyền thông Axel Springer lớn hàng đầu của Đức với số lượng độc giả khoảng hơn 8,6 triệu và số lượng phát hành mạnh nhất Đức, đạt tới con số gần 1.400.000 ấn bản (4/2019).
Bild có tầm ảnh hưởng rất lớn vượt ra ngoài biên giới Đức, không chỉ là tờ báo lớn thuộc nhóm dẫn đầu châu Âu mà còn có thứ hạng cao của thế giới.
Đường lối tuyên truyền của Bild từng gây nhiều tranh cãi, phản ánh đúng thực trạng xã hội Đức, vốn luôn coi trọng sự tranh luận sôi nổi giữa các ý kiến trái chiều trước nhiều vấn đề. Và chính vì thế mà Bild có nhiều người đọc?
Đừng ngạc nhiên khi Bild lên án Chủ tịch Trung Quốc rằng "đã trị vì bằng cách giám sát tất cả", "đóng cửa mọi tờ báo, trang mạng mang tính chất phê phán", dẫn tới bịt miệng cả cảnh báo của một vị bác sĩ Trung Quốc trước nguy cơ dịch bệnh... bởi mới tháng 9/2019, chính báo Bild đã mời nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng của Hong Kong Joshua Wong sang tham dự sự kiện "BILD100 - Fest" của Bild được tổ chức trên nóc tòa nhà quốc hội Đức, mặc cho Trung Quốc giận dữ.
Đức là quốc gia từng nhiều năm đứng đầu thế giới về xuất khẩu, đặc biệt về máy móc và công nghệ.
Hàng hóa mang nhãn hiệu "Made in Germany" rất được ưa chuộng trên khắp thế giới, vậy nên khi viết cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng, "Những người không có tự do thì không thể sáng tạo được. Ông đã biến nước ông thành nhà vô địch thế giới về ăn cắp tài sản trí tuệ", Tổng biên tập Bild Julian Reichelt đã viết ra chính suy nghĩ của nhiều người Đức.
Ông Julian Reichelt như đã hắt thẳng một chậu nước lạnh vào người nhận thư là Chủ tịch Tập Cận Bình.
Vốn nổi tiếng ngay thẳng và kỷ luật trong làm ăn, người Đức rõ ràng cảm thấy họ bị xúc phạm hơn ai hết bởi hàng nhái, hàng kém chất lượng của Trung Quốc.
Nói ra hay chưa thì chả cứ phần lớn dân Đức mà hàng tỷ cặp mắt hoài nghi, bực bội trên khắp thế giới đang hướng về Trung Quốc, dồn vào ban lãnh đạo Trung Quốc để cố tìm ra lời giải đáp về nguồn gốc gây ra thảm họa đại dịch cho cả thế giới hiện nay.
Bild là một tờ báo tư nhân, sống bằng tiền của độc giả, đâu có để chính phủ nào nuôi để mà vuốt ve, né tránh hay ngợi ca các chính phủ đó?
Bild nói tiếng nói của người đọc, phản ánh cái nhìn của bạn đọc Đức thì đương nhiên lá thư của Đại sứ quán Trung Quốc khác gì đã chọc đúng vào nỗi bực bội đang bị dồn nén của bạn đọc báo Bild.
Bức thư do Đại sứ quán Trung Quốc gửi tới báo Bild như một đường bóng được kiến thiết sẵn rất đẹp, Tổng biên tập Bild Julian Reichelt chỉ còn có mỗi một việc là co chân phải, nhắm thẳng vào Chủ tịch Tập Cận Bình để mà sút: "Món hàng xuất khẩu đắt đỏ và lớn nhất của Trung Quốc mà không nước nào muốn có, nhưng nó vẫn đi khắp thế giới, đó chính là virus corona".
Cách doanh nghiệp Đức đang làm ăn với Trung Quốc, các chính trị gia Đức có những tính toán đường ngắn, đường dài như thế nào đó với Trung Quốc, khiến họ có thể phải kiệm lời, chưa thật mạnh mẽ lên tiếng. Nhưng báo chí, truyền thông Đức, tờ báo Bild đâu có lý do gì để e dè?
Các quan chức Trung Quốc có lẽ quên mất điều này.
Cũng đừng vội ngạc nhiên trước tiên đoán của Tổng biên tập Bild khi viết cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng "Ở nước ông người ta đang xì xào bàn tán về ông. Thế lực của ông đang vỡ vụn. Tôi không tin, bằng việc viết thư cho tôi, ông có thể tự cứu vãn được thế lực của mình. Tôi tin rằng Corona không chóng thì chầy sẽ là hồi kết về chính trị của ông..."
Chỉ cần nhớ lại rằng vị Tổng thống thứ 10 của Đức là Christian Wulff cũng đã từng "khuynh gia bại sản, thân bại danh liệt", phải từ chức vào năm 2012, bị truy tố ra tòa cũng chỉ bởi một phần đã chọc vào chính Tổng biên tập báo Bild ngày đó là Kai Diekmann, khi bản thân ông tổng thống đang dính bê bối nghi vấn tham nhũng, lạm dụng chức vụ và muốn hăm dọa, buộc báo Bild phải im miệng.
Báo chí Đức độc lập với chính quyền, hoạt động theo luật định, đóng vai trò giúp quần chúng nhân dân Đức theo dõi, giám sát công việc của bộ máy nhà nước. Các quan chức không dễ chi phối được báo chí, khi làm sai mà bị báo chí phanh phui thì có chạy đằng trời. Chính quyền không sai bảo được báo chí, càng không thể vỗ vai khen thưởng được báo chí bởi như thế là "hối lộ", muốn "mua chuộc" báo chí.
Cũng như khẩu trang, các vật dụng y tế và hàng hóa từ Trung Quốc đưa sang Đức có phẩm chất kém, không phù hợp bị đẩy quay trở lại, cái cách ứng xử với báo chí, truyền thông phương Tây của chính phủ Trung Quốc, của ông Tập Cận Bình bị dội, bị bật trở lại mạnh mẽ dứt khoát như vị Tổng biên tập báo Bild vừa thể hiện là điều không khó hiểu.
Tôi có cô bạn thân người Đức được tuyển vào làm biên tập viên cho Bild cách đây chưa lâu, cô bảo lãnh đạo báo Bild đã nói với cô ấy rằng, họ chờ đợi ở cô "một thứ ngôn ngữ, phong cách báo chí không thể trộn lẫn với bất kỳ một tờ báo nào khác".
Vậy thì hãy thông cảm nhé, thưa các vị quan chức Trung Quốc, nếu lá thư của Tổng biên tập báo Bild Julian Reichelt từ Đức đã rất không hợp tai các quý vị.
Bài thể hiện cách nhìn riêng của nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng, sống tại Berlin.
Saturday, April 18, 2020
Tôi đã viết về Tổng thống Trump 2 bài. 2 bài thơ giờ đọc lại thấy như dự báo trước số phận của ông. Rằng vị Tổng thống “dân chơi” đó hiện đang tứ bề thọ địch. Rằng cái bẫy “tứ bề thọ địch” đều có bàn tay lông lá của Tàu Cộng liên kết với bọn tỷ phú đạo đức giả của đảng Dân Chủ. Nhưng… sẽ chẳng hề gì. Trump có Chúa trên đầu, nhân dân yêu tự do thèm dân chủ khát công bằng ở bên cạnh, chưa kể có 2 bài thơ tôi ủng hộ ở sau lưng. Tiến lên Trump. Đừng bao giờ khóc trước bọn Tàu Cộng và corona virus. Chúng tôi cần ông để xóa sổ bọn Tàu…
CHÚC MỪNG TRUMP, TỔNG THỐNG CON BUÔN ĐẦU TIÊN CỦA HOA KỲ
Cuối cùng mọi chuyện đã rõ ràng
Một người đàn ông dân chơi làm nguyên thủ quốc gia nước Mỹ
Người đàn ông bị nguyền rủa đã đăng quang
Chưa biết chữ TRUMP sẽ làm nên giá trị
Ở một đất nước sống bằng công lý
Giá trị được đo bằng phẩm cách con người
Còn lâu mới có những cuộc đi bầu ma quỷ
Độc Đảng, độc quyền, độc chỉ định kẻ lên ngôi
Đất nước của Nữ Thần Tự Do ngước mặt đón bầu trời
Ngay một đứa trẻ da đen cũng có thể trở thành Tổng Thống
Bác ái nhân quyền là tấm gương soi
Khiến thứ chủ nghĩa vô thần nói ngọng
Ở một đất nước vòng tay luôn mở rộng
Đón kẻ vượt biên, kẻ tị nạn, kẻ khốn cùng
Đất nước được che chở trong tình yêu của Chúa
Nên những kẻ lầm đường đều được hưởng bao dung
Tôi mơ ước được làm người cuối cùng Mohican
Người cuối cùng trong ngày tận thế
Không còn biên cương rào cản Việt Nam
Trói dân tộc trầm luân dâu bể
Chính vì vậy tôi sẽ hô “vạn tuế”
Cho những ai biết bảo vệ tự do bác ái nhân quyền
Trump là một ẩn số hay không ? Mặc kệ
Trái đất vẫn xoay tròn trong cuộc đảo điên…
TRUMP VÀ VIỆT NAM
Thử chấm dứt một ngày bàn về Trump
Nhân vật biến hình như trong tranh biếm họa
Vừa có thể ôm người mẫu trong tay, vừa có thể xuống sân chơi bóng đá
Vừa xuống giọng rất du dương, lại vừa lớn giọng rất ngang tàng
Hơn ai hết, Trump chưa bao giờ khùng
Người ta chỉ điên lên khi chính mình thất nghiệp
Người ta sẽ biểu tình hoặc ôm bom nếu bị đẩy vào chỗ chết
Người ta bỗng hết sợ công an nếu bị những nhà máy kiểu Formosa thải chất độc xuống cuộc đời
Hơn ai hết, Trump biết tấu hài
Biết gãi vô chỗ ngứa của người nghèo dưới đáy
Biết những kẻ không chốn nương thân sẽ là những kẻ đầu tiên nổi dậy
Biết sóng ngầm của nhân dân sẽ có lúc hóa sóng thần
Chính vì vậy Trump đắc cử rất đàng hoàng
Làm Tổng Thống một quốc gia công bằng dân chủ nhất trên hành tinh giả dối Cái hành tinh mà ngay cả quyền ăn nói
Cũng bị bịt miệng đến tận răng tại các xứ sở đói nghèo
Tôi là một thi sĩ thèm văn minh của xứ sở đìu hiu
Thèm được sống một ngày trong sự thật
Thèm thấy tiếng cười hồn nhiên thay cho khổ đau nước mắt
Thèm được tự do nói lên khát vọng chính mình
Tất nhiên Trump chẳng liên quan gì đến Việt Nam
Nhưng lại cực kỳ liên quan bởi bản năng tồn tại
Chúng ta không cần bọn vua quan mãi quốc cầu vinh đớn hèn rác rưởi
Chúng ta là nhân dân, là xương máu tạo anh hùng
Và nhân dân thì cần sự sòng phẳng của Trump !
BCV
Cuối cùng mọi chuyện đã rõ ràng
Một người đàn ông dân chơi làm nguyên thủ quốc gia nước Mỹ
Người đàn ông bị nguyền rủa đã đăng quang
Chưa biết chữ TRUMP sẽ làm nên giá trị
Ở một đất nước sống bằng công lý
Giá trị được đo bằng phẩm cách con người
Còn lâu mới có những cuộc đi bầu ma quỷ
Độc Đảng, độc quyền, độc chỉ định kẻ lên ngôi
Đất nước của Nữ Thần Tự Do ngước mặt đón bầu trời
Ngay một đứa trẻ da đen cũng có thể trở thành Tổng Thống
Bác ái nhân quyền là tấm gương soi
Khiến thứ chủ nghĩa vô thần nói ngọng
Ở một đất nước vòng tay luôn mở rộng
Đón kẻ vượt biên, kẻ tị nạn, kẻ khốn cùng
Đất nước được che chở trong tình yêu của Chúa
Nên những kẻ lầm đường đều được hưởng bao dung
Tôi mơ ước được làm người cuối cùng Mohican
Người cuối cùng trong ngày tận thế
Không còn biên cương rào cản Việt Nam
Trói dân tộc trầm luân dâu bể
Chính vì vậy tôi sẽ hô “vạn tuế”
Cho những ai biết bảo vệ tự do bác ái nhân quyền
Trump là một ẩn số hay không ? Mặc kệ
Trái đất vẫn xoay tròn trong cuộc đảo điên…
TRUMP VÀ VIỆT NAM
Thử chấm dứt một ngày bàn về Trump
Nhân vật biến hình như trong tranh biếm họa
Vừa có thể ôm người mẫu trong tay, vừa có thể xuống sân chơi bóng đá
Vừa xuống giọng rất du dương, lại vừa lớn giọng rất ngang tàng
Hơn ai hết, Trump chưa bao giờ khùng
Người ta chỉ điên lên khi chính mình thất nghiệp
Người ta sẽ biểu tình hoặc ôm bom nếu bị đẩy vào chỗ chết
Người ta bỗng hết sợ công an nếu bị những nhà máy kiểu Formosa thải chất độc xuống cuộc đời
Hơn ai hết, Trump biết tấu hài
Biết gãi vô chỗ ngứa của người nghèo dưới đáy
Biết những kẻ không chốn nương thân sẽ là những kẻ đầu tiên nổi dậy
Biết sóng ngầm của nhân dân sẽ có lúc hóa sóng thần
Chính vì vậy Trump đắc cử rất đàng hoàng
Làm Tổng Thống một quốc gia công bằng dân chủ nhất trên hành tinh giả dối Cái hành tinh mà ngay cả quyền ăn nói
Cũng bị bịt miệng đến tận răng tại các xứ sở đói nghèo
Tôi là một thi sĩ thèm văn minh của xứ sở đìu hiu
Thèm được sống một ngày trong sự thật
Thèm thấy tiếng cười hồn nhiên thay cho khổ đau nước mắt
Thèm được tự do nói lên khát vọng chính mình
Tất nhiên Trump chẳng liên quan gì đến Việt Nam
Nhưng lại cực kỳ liên quan bởi bản năng tồn tại
Chúng ta không cần bọn vua quan mãi quốc cầu vinh đớn hèn rác rưởi
Chúng ta là nhân dân, là xương máu tạo anh hùng
Và nhân dân thì cần sự sòng phẳng của Trump !
BCV
Thursday, April 16, 2020
Thursday, April 9, 2020
BIẾN ĐỘNG SẮP TỚI CỦA TRUNG QUỐC: Cạnh tranh, virus corona và điểm yếu của Tập Cận Bình
Trong vài năm qua, cách tiếp cận của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc đã có một bước ngoặt lớn, chuyển từ trạng thái cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh sang trạng thái cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Hầu hết các nhà hoạch định chính sách và nhà bình luận Hoa Kỳ coi chiến lược mới mang tính đối đầu này là một phản ứng đối với sự tự mãn ngày càng tăng của Trung Quốc, thể hiện rõ nét qua nhân vật gây tranh cãi của Trung Quốc –Chủ tịch Tập Cận Bình . Nhưng cuối cùng, sự căng thẳng đang diễn ra này - đặc biệt là với áp lực ngày càng tăng của sự bùng phát đại dịch virus corona và sự suy thoái kinh tế [của Trung Quốc], có lẽ sẽ phơi bày sự thiếu bền vững và bất an, vốn đang chìm sâu dưới vẻ bề ngoài đầy tự tin của Tập, cũng như của chính quyền Bắc Kinh.
Hoa Kỳ đã hạn chế các phương tiện ảnh hưởng đến hệ thống chính trị khép kín của Trung Quốc, nhưng áp lực ngoại giao, kinh tế và quân sự mà Washington có thể gây ra cho Bắc Kinh sẽ khiến Tập và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà ông đang lãnh đạo phải chịu áp lực rất lớn. Thật vậy, một giai đoạn đối đầu chiến lược kéo dài với Hoa Kỳ mà Trung Quốc hiện đang phải trải qua sẽ tạo ra các điều kiện thuận lợi cho những thay đổi mạnh mẽ [tại Trung Quốc].
Khi căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng, đã có những cuộc tranh luận gay gắt về những điểm tương đồng và, có lẽ quan trọng hơn, sự khác biệt giữa cạnh tranh Mỹ-Trung vào thời điểm này, với sự cạnh tranh giữa Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Bất kể những giới hạn của những điểm tương đồng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã học hỏi được đáng kể các bài học về Chiến tranh Lạnh và sự sụp đổ của Liên Xô. Nhưng thật mỉa mai, Bắc Kinh có thể vẫn lặp lại một số sai lầm nghiêm trọng nhất của chế độ Xô-viết.
Trong cuộc cạnh tranh kéo dài nhiều thập kỷ suốt cuộc Chiến tranh Lạnh, sự cứng nhắc của chế độ Liên Xô và các nhà lãnh đạo của quốc gia này là một lợi thế lớn nhất của Hoa Kỳ. Chính quyền Liên Xô liên tục duy trì các chiến lược thất bại - gắn với một hệ thống kinh tế đang trên đà hấp hối, tiếp tục một cuộc chạy đua vũ trang tàn khốc và duy trì một đế chế toàn cầu vượt quá khả năng quản trị của mình - thay vì chấp nhận những tổn thất mà các cuộc cải cách triệt để có thể gây ra. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng bị hạn chế tương tự bởi sự cứng nhắc của hệ thống của họ và do đó bị hạn chế trong khả năng sửa chữa những sai lầm trong quá trình lập định và thực thi chính sách. Năm 2018, Tập quyết định bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ tổng bí thư, thể hiện ý định duy trì quyền lực vô thời hạn của mình. Ông đã thực hiện các cuộc thanh trừng tàn khốc, cách chức các cán bộ cao cấp trong Đảng dưới chiêu bài chống tham nhũng. Hơn thế nữa, Tập đã đàn áp các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, bắt giữ hàng trăm luật sư và nhà hoạt động nhân quyền, và áp đặt kiểm duyệt truyền thông chặt chẽ nhất so với tất cả các đời Tổng Bí thư khác trong suốt thời kỳ hậu Mao. Chính phủ của ông đã xây dựng các trại cải tạo tại Tân Cương, nơi đang giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan và các nhóm Hồi giáo thiểu số khác. Nó cũng đã ra quyết định kinh tế và chính trị theo hướng trung ương tập quyền, đổ các nguồn lực của chính phủ vào các doanh nghiệp nhà nước và hiện đại hóa các công nghệ giám sát [công dân] của mình. Tuy nhiên, tất cả các biện pháp này đã làm cho ĐCSTQ suy yếu hơn: sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nhà nước làm biến dạng nền kinh tế, còn sự giám sát công dân kéo theo sự bất tuân dân sự. Sự lây lan của đại dịch COVID-19 chỉ làm sâu sắc thêm sự bất mãn của người dân Trung Quốc dành cho chính quyền của họ.
Cuối cùng, suy giảm kinh tế và các phê phán chính trị xuất phát từ cạnh tranh Mỹ-Trung có thể tiếp tục làm suy yếu chế độ của Tập. Nếu ông tiếp tục đường lối này này, khiến cho các nền tảng của sức mạnh kinh tế và chính trị của Trung Quốc bị xói mòn, đồng thời duy trì chế độ chính trị độc tài, độc đoán, ông sẽ khiến ĐCSTQ phải trải qua những thay đổi đầy thảm khốc.
CON HỔ GIẤY
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Tập đã thay thế sự lãnh đạo tập thể bằng lối cai trị độc tài dựa trên cá nhân ông. Trước Tập, chế độ luôn thể hiện sự linh hoạt về ý thức hệ và tính thực dụng chính trị cao. Nó tránh được các lỗi bằng cách dựa vào quá trình ra quyết định dựa trên sự đồng thuận, kết hợp quan điểm từ các phe phái đối lập và sự điều hòa lợi ích của các phe phái. ĐCSTQ cũng tránh các cuộc xung đột ở nước ngoài bằng cách tránh xa các tranh chấp gây tranh cãi, như ở Trung Đông, và kiềm chế các hoạt động có thể xâm phạm lợi ích đối với các quốc gia quan trọng như Hoa Kỳ. Ở trong nước, giới cầm quyền của Trung Quốc duy trì sự ổn định bằng cách chia sẻ lợi ích. Một chế độ như vậy không có nghĩa là hoàn hảo. Tham nhũng đã lan tràn, đồng thời chính quyền thường trì hoãn các quyết định quan trọng và bỏ lỡ các cơ hội lớn. Nhưng các chế độ trước Tập có một lợi thế khác biệt: xu hướng tích hợp thận trọng dựa trên chủ nghĩa thực dụng.
Trong bảy năm qua, hệ thống đó đã bị phá hủy và thay thế bằng một chế độ khác hẳn về chất – một hệ thống cứng nhắc về ý thức hệ, các chính sách trừng phạt đối với các dân tộc thiểu số và những người bất đồng chính kiến ở trong nước, cùng với một chính sách đối ngoại đầy bốc đồng được thể hiện bởi Sáng kiến Vành đai và Con đường, một chương trình cơ sở hạ tầng trị giá hàng nghìn tỷ đô-la với tiềm năng kinh tế đáng ngờ, vốn đang làm dấy lên sự nghi ngờ dữ dội ở phương Tây. Việc tập trung quyền lực dưới thời Tập đã tạo ra những rạn nứt mới và khiến Đảng Cộng sản đối mặt rủi ro lớn hơn. Nếu ưu điểm của chế độ độc tài cá nhân trị như kiểu của Tập là khả năng đưa ra quyết định khó khăn một cách nhanh chóng, thì nhược điểm là nó làm tăng đáng kể những sai lầm ngớ ngẩn và đầy tốn kém. Việc ra quyết định dựa trên sự đồng thuận của thời kỳ trước có thể chậm và không hiệu quả, nhưng nó lại ngăn cản những ý tưởng mang tính bốc đồng hoặc đầy rủi ro trở thành chính sách.
Dưới thời Tập, việc sửa chữa những sai lầm chính sách rất khó khăn, vì việc thay đổi các quyết định được đưa ra bởi một cá nhân độc tài [như Tập] sẽ làm suy yếu hình ảnh không thể sai lầm của ông ta. (Sẽ dễ dàng hơn về mặt chính trị để thay đổi các quyết định tồi tệ được đưa ra dưới sự lãnh đạo của tập thể, bởi vì một nhóm, chứ không phải một cá nhân, sẽ nhận trách nhiệm.) Yêu cầu về lòng trung thành của Tập cũng đã kìm hãm sự phản biện và ngăn cản tinh thần bất đồng chính kiến trong ĐCSTQ. Vì những lý do này, ĐCSTQ thiếu sự linh hoạt cần thiết để tránh và đảo ngược những sai lầm trong tương lai trong cuộc đối đầu với Hoa Kỳ. Kết quả có thể là sự mất đoàn kết ngày càng tăng trong chế độ của Tập. Một số nhà lãnh đạo trong Đảng chắc chắn sẽ nhận ra những rủi ro và ngày càng báo động rằng Tập đang gây ra những mối nguy hiểm không cần thiết cho vị thế của đảng. Thiệt hại cho chính quyền của Tập gây ra bởi những sai lầm xa hơn cũng sẽ thúc đẩy các đối thủ của ông, đặc biệt là Thủ tướng Lý Khắc Cường và các thành viên Bộ Chính trị Uông Dương [Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân] và Hồ Xuân Hoa [Phó Thủ tướng], tất cả đều có quan hệ mật thiết với cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Tất nhiên, gần như không thể loại bỏ một lãnh tụ độc tài trong chế độ độc đảng vì sự kiểm soát chặt chẽ của ông ta đối với quân đội và lực lượng an ninh. Nhưng ít nhất sự bất hòa ngày một dâng cao sẽ khiến Tập ngày một bất an và đa nghi, và càng khiến ông ít có khả năng thiết lập sự ổn định cho chế độ.
Một lãnh tụ độc tài đã phải chịu thất bại - như Mao Trạch Đông cuộc Đại nhảy vọt, một chương trình hiện đại hóa tập trung vào sản xuất thực phẩm, dẫn đến khoảng 30 triệu người chết vì nạn đói vào đầu những năm 1960 - đương nhiên lo ngại rằng các đối thủ của mình sẽ nắm bắt cơ hội để chống lại ông ta. Để tránh các mối đe dọa như vậy, kẻ mạnh thường dùng đến các cuộc thanh trừng, là điều mà Mao đã làm, bốn năm sau khi kết thúc Đại nhảy vọt, bằng cách phát động Cách mạng Văn hóa, một phong trào nhằm loại bỏ các “thành phần tư sản” trong xã hội và trong chính quyền. Trong những năm tới, Tập có thể tiến hành thanh trừng các đối thủ chính trị của ông nhiều hơn nữa, khiến cho không khí trong ĐCSTQ thêm căng thẳng và mất lòng tin giữa các thành viên trong Bộ Chính trị.
THỜI KỲ KHÓ KHĂN TRƯỚC MẮT
Một yếu tố quan trọng trong cuộc đối đầu chiến lược của Washington với Bắc Kinh là việc “cắt đứt các mối quan hệ kinh tế”, một sự giảm thiểu đáng kể các mối quan hệ thương mại rộng lớn mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đã xây dựng trong bốn thập kỷ qua. Những người ủng hộ việc cắt đứt như Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc vào năm 2018, tin rằng bằng cách tách Trung Quốc khỏi thị trường rộng lớn và công nghệ cao của Hoa Kỳ, Washington có thể làm giảm đáng kể sự tăng trưởng tiềm năng của sức mạnh Trung Quốc. Bất chấp thỏa thuận hòa hoãn trong cuộc chiến thương mại sau thỏa thuận tạm thời mà Trump đã ký với Tập vào tháng 1 năm 2020, việc cắt đứt các mối quan hệ kinh tế Mỹ-Trung gần như chắc chắn sẽ tiếp tục trong những năm tới bất kể ai ở Nhà Trắng, vì sẽ giúp Hoa Kỳ giảm phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc, đồng thời việc kìm hãm quyền lực của Trung Quốc hiện đang là mục tiêu của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Do nền kinh tế Trung Quốc hiện nay ít phụ thuộc vào xuất khẩu hơn trước - xuất khẩu năm 2018 chiếm 19,5% GDP, giảm từ 32,6% trong năm 2008 - việc cắt đứt quan hệ về mặt kinh tế có thể không làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc nhiều như những người đề xuất từng kỳ vọng. Nhưng nó chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc, cộng hưởng với sự suy thoái kinh tế trong nước - vốn là sản phẩm của vay nợ, sự suy giảm tăng trưởng kinh tế dựa trên đầu tư, và tiến trình già hóa dân số nhanh chóng. Nền kinh tế phát triển chậm lại có thể trở nên nghiêm trọng thêm bởi nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn hạn với các chính sách không bền vững, như tăng cho vay ngân hàng và đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng không hiệu quả.
Khi nền kinh tế suy yếu, ĐCSTQ có thể phải đối mặt với xu hướng suy giảm sự ủng hộ của dân chúng do mức sống bị giảm sút. Trong thời kỳ hậu Mao, ĐCSTQ đã dựa rất nhiều vào thành tích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để duy trì tính chính đáng của nó. Thật vậy, các thế hệ sinh ra sau cuộc Cách mạng văn hóa đã được trải nghiệm sự tăng dần trong mức sống. Giờ đây, khi chuẩn bị bước vào giai đoạn kinh tế phát triển chậm trong thời gian dài, mức độ ủng hộ dành cho ĐCSTQ có thể sẽ suy giảm nghiêm trọng.
Nền kinh tế suy giảm tăng trưởng trong thời gian dài, có thể trong vài năm, sẽ làm giảm nghiêm trọng sự ủng hộ của người dân dành cho ĐCSTQ, khi thất nghiệp tăng lên và an sinh xã hội không đầy đủ. Trong một môi trường kinh tế bất lợi như vậy, các dấu hiệu bất ổn xã hội, như bạo loạn, biểu tình quy mô lớn và đình công sẽ trở nên phổ biến hơn. Mối đe dọa sâu sắc nhất đối với sự ổn định của chế độ sẽ đến từ tầng lớp trung lưu Trung Quốc. Sinh viên tốt nghiệp đại học được giáo dục tốt và đầy tham vọng sẽ khó có được việc làm như mong muốn trong những năm tới, khi nền kinh tế suy giảm. Khi mức sống suy giảm, tầng lớp trung lưu Trung Quốc có thể quay lưng lại với đảng. Điều này ban đầu sẽ không rõ ràng: tầng lớp trung lưu Trung Quốc có truyền thống tránh xa chính trị. Nhưng ngay cả khi các thành viên của tầng lớp trung lưu không tham gia vào các cuộc biểu tình chống chế độ, họ cũng có thể thể hiện sự bất mãn của mình một cách gián tiếp trong các cuộc biểu tình về các vấn đề như bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng, giáo dục và an toàn thực phẩm. Tầng lớp trung lưu Trung Quốc cũng có thể “bỏ phiếu bằng chân” bằng cách di cư ra nước ngoài với quy mô lớn
Suy thoái kinh tế cũng sẽ phá vỡ cấu trúc bảo trợ của ĐCSTQ, các đặc quyền và ưu đãi mà chính quyền cung cấp cho các nhóm thân hữu của Đảng. Trong quá khứ, nền kinh tế bùng nổ đã cung cấp cho chính quyền một nguồn ngân sách dồi dào, tổng thu ngân sách năm 2018 tăng gấp ba lần so với năm 2008, cung cấp các nguồn lực mà ĐCSTQ cần để đảm bảo sự trung thành của tầng lớp trung lưu, các lãnh đạo cao cấp ở các tỉnh và giám đốc các doanh nghiệp nhà nước. Khi phép màu kinh tế Trung Quốc biến mất, Đảng sẽ khó cung cấp các đặc quyền đặc lợi mà các nhóm thân hữu như vậy mong đợi. Giới lãnh đạo chóp bu của đảng cũng sẽ cần phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn với nhau để có được sự chấp thuận và tài trợ cho các dự án sân sau của họ. Sự không hài lòng giữa các tầng lớp có thể tăng lên nếu các ưu tiên của Tập, như Sáng kiến Vành đai và Con đường, tiếp tục nhận được ưu tiên, còn những người khác thì không.
Cuối cùng, trong trường hợp suy thoái nghiêm trọng, chính phủ Trung Quốc rất có thể sẽ phải đối mặt với sự kháng cự lớn hơn ở các vùng biên giới của đất nước, đặc biệt là ở Tây Tạng và Tân Cương, nơi tập trung hầu hết người dân tộc thiểu số của Trung Quốc; và tại Hồng Kông, vốn là lãnh thổ của Anh cho đến năm 1997 và duy trì một hệ thống quản trị khác biêt và các quyền tự do dân sự lớn hơn nhiều. Chắc chắn, căng thẳng leo thang ở vùng biên giới của Trung Quốc sẽ không khiến ĐCSTQ sụp đổ. Nhưng chúng có thể gây phiền nhiễu và tốn kém. Nếu ĐCSTQ phải dùng đến những phản ứng quá gay gắt để khẳng định quyền kiểm soát của mình, thì có thể Trung Quốc sẽ phải chịu sự chỉ trích quốc tế và các biện pháp trừng phạt mới khắc nghiệt hơn. Sự gia tăng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc cũng sẽ đẩy châu Âu đến gần Hoa Kỳ hơn, do đó tạo điều kiện cho sự hình thành một liên minh chống Trung Quốc rộng lớn, mà Bắc Kinh đang cố gắng ngăn chặn.
Mặc dù sự bất mãn của tầng lớp trung lưu, sự phản kháng của người dân tộc thiểu số và các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ sẽ không khiến Tập bị mất quyền lực, nhưng sự bất ổn lan tỏa rộng như vậy chắc chắn sẽ làm xói mòn thêm tính chính danh của ông và làm gia tăng sự nghi ngờ về khả năng cai trị hiệu quả của ông. Sự yếu kém về kinh tế và sự suy đồi về đạo đức của giới chóp bu cầm quyền có thể đẩy Bắc Kinh tới vực thẳm, dẫn ĐCSTQ đến tai họa.
THỔI PHỒNG CHỦ NGHĨA DÂN TỘC
Về lý thuyết, ĐCSTQ cần tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại do suy thoái kinh tế. Một chiến lược hiệu quả sẽ kết hợp một số bài học quý giá mà những người tiền nhiệm của Tập đã học được từ sự sụp đổ của Liên Xô. Moscow tiếp tục cung cấp viện trợ đáng kể cho Cuba, Việt Nam và một số quốc gia chư hầu ở Đông Âu trong những năm hấp hối của Liên Xô. Chế độ này cũng theo đuổi sự can thiệp quân sự tốn kém ở Afghanistan và tài trợ cho các nhóm vũ trang nổi dậy ở Angola và Đông Nam Á. Để tránh những sai lầm đó, Bắc Kinh nên ưu tiên bảo tồn các nguồn tài chính hạn chế của mình để ưu tiên các mục tiêu trong nước. Cụ thể, Trung Quốc nên rút lui khỏi các dự án bành trướng của mình, trước hết là Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), cũng như các chương trình hỗ trợ nước ngoài khác, như các khoản tài trợ và các khoản vay ưu đãi mà nước này đã cung cấp cho Campuchia, Cuba, Venezuela và một số nước đang phát triển ở châu Phi. Bắc Kinh có thể phải chịu tổn thất đáng kể trong ngắn hạn kể, cụ thể là mất uy tín và thiện chí, nhưng về lâu dài, Trung Quốc sẽ tránh được những nguy cơ bị xâm phạm từ các cường quốc khác, và bảo toàn đủ tài chính để tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng của mình, khi hệ thống này đã cạn kiệt do cho vay quá mức trong suốt thập kỷ qua.
Bắc Kinh cũng nên xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn với các đồng minh của Hoa Kỳ để ngăn Washington dụ dỗ họ vào một liên minh rộng lớn chống Trung Quốc. Để làm như vậy, ĐCSTQ sẽ phải chấp nhận những nhượng bộ kinh tế, ngoại giao, quân sự và chính trị to lớn, như mở cửa thị trường Trung Quốc cho Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu; đảm bảo bảo vệ sở hữu trí tuệ; thực hiện những cải thiện đáng kể về quyền con người; và từ bỏ một số yêu sách lãnh thổ nhất định. Chính phủ của Tập đã thực hiện các bước để cải thiện quan hệ với Nhật Bản. Nhưng để thực sự bắt tay được với các đồng minh của Hoa Kỳ và ngăn chặn suy thoái kinh tế, Tập và những người kế nhiệm của ông sẽ cần phải đi xa hơn, thực hiện các cải cách theo định hướng thị trường để bù đắp tổn thất kinh tế do chiến tranh thương mại gây ra. Tư nhân hóa quy mô lớn các doanh nghiệp nhà nước là một điểm tốt để bắt đầu. Những người khổng lồ không hiệu quả này kiểm soát gần 30 nghìn tỷ đô-la tài sản và chiếm khoảng 80% tín dụng ngân hàng của đất nước, nhưng họ chỉ đóng góp từ 23 đến 28% GDP. Những hiệu quả thông qua việc từ bỏ nỗ lực kiểm soát trực tiếp nền kinh tế của Nhà nước sẽ là quá đủ để bù đắp cho sự mất mát do chiến tranh thương mại. Nhà kinh tế Nicholas Lardy đã ước tính rằng những cải cách kinh tế thực sự, đặc biệt là những mục tiêu nhắm vào các doanh nghiệp nhà nước, có thể giúp tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc thêm tới 2% phần trăm trong thập kỷ tới.
Thật không may, Tập không có khả năng nắm lấy chiến lược này. Rốt cuộc, nó ngược với ý thức hệ đầy cứng rắn của ông. Hầu hết các sáng kiến chính sách đối ngoại và an ninh gần đây của Trung Quốc đều mang dấu ấn cá nhân của ông. Cắt giảm hoặc từ bỏ chúng sẽ được coi là một sự thừa nhận thất bại. Do đó, ĐCSTQ có thể bị giới hạn trong các điều chỉnh chiến thuật: thúc đẩy quan hệ đối tác công tư trong nền kinh tế, tư nhân hóa một số lĩnh vực nhất định hoặc giảm chi tiêu của chính phủ. Các bước như vậy sẽ thể hiện sự cải thiện nhưng có lẽ sẽ không giúp tăng thu ngân sách đáng kể, cũng như không đủ sức hấp dẫn đối với các đồng minh Hoa Kỳ để họ có thể xích lại gần hơn với Trung Quốc trong tiến trình đối đầu Mỹ-Trung.
Thay vào đó, Tập có thể sẽ thổi phồng chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc để chống lại Hoa Kỳ. Kể từ sự kiện Thiên An Môn năm 1989, ĐCSTQ đã không ngừng khai thác chủ nghĩa dân tộc để củng cố tính chính danh của nó. Trong trường hợp bị tẩy chay trên trường quốc tế và suy thoái kinh tế, Đảng có thể sẽ tiếp tục thổi phồng chủ nghĩa dân tộc này. Điều này ban đầu sẽ không gặp khó khăn gì: hầu hết người Trung Quốc đều tin rằng Hoa Kỳ bắt đầu cuộc chiến tranh thương mại hiện tại để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhưng trớ trêu thay, việc thổi bùng ngọn lửa của chủ nghĩa dân tộc cuối cùng có thể khiến đảng khó chuyển sang chiến lược linh hoạt hơn, vì lập trường chống Mỹ mạnh mẽ sẽ khiến chiến tranh thương mại trở nên dai dẳng và hạn chế các lựa chọn chính sách của Bắc Kinh.
Nếu vậy, sau đó ĐCSTQ sẽ phải chuyển sang kiểm soát xã hội và đàn áp chính trị. Nhờ bộ máy an ninh rộng lớn và đầy hiệu quả của mình, Đảng gặp ít khó khăn để ngăn chặn những thách thức nội bộ đối với chính quyền của mình. Nhưng đàn áp sẽ tốn kém. Đối mặt với tình trạng bất ổn gia tăng do suy thoái kinh tế, Đảng sẽ phải dành nguồn lực đáng kể để duy trì sự ổn định. Kiểm soát xã hội nghiêm ngặt cũng có thể làm tha hóa một số trong giới tinh hoa, chẳng hạn như doanh nhân tư nhân, các học giả lớn và nhà văn có uy tín. Việc đàn áp gia tăng có thể tạo ra sự kháng cự lớn hơn ở vùng biên giới, Tây Tạng, Tân Cương và Hồng Kông và khơi gợi sự chỉ trích quốc tế, đặc biệt là từ các nước châu Âu mà Trung Quốc đang cần xích lại gần.
SAU TRẬN ĐẠI HỒNG THỦY
ĐCSTQ vẫn còn lâu mới sụp đổ. Trừ khi Trung Quốc thua trong một cuộc xung đột quân sự trực tiếp với Hoa Kỳ, còn nếu không thì Đảng vẫn có thể cầm quyền.
Có thể, nhưng với khả năng thấp, sự bất đồng trong lòng chế độ có thể thúc đẩy các thành viên trong Bộ Chính trị một cuộc đảo chính cung đình để thay thế Tập. Tuy nhiên, Đảng đã áp dụng các kỹ thuật chống đảo chính tinh vi: Văn phòng Trung ương Đảng giám sát việc liên lạc giữa các Ủy viên Trung ương - cơ quan duy nhất có thể loại bỏ được Tập. Hơn nữa, những người trung thành với Tập vẫn chiếm đa số trong Bộ Chính trị và Trung ương Đảng, và quân đội nằm trong tầm kiểm soát của ông. Trong hoàn cảnh như vậy, một âm mưu đảo chính Tập sẽ cực kỳ khó khăn để thực hiện.
Một kịch bản có thể khác là một cuộc khủng hoảng tạo ra sự chia rẽ giữa các tầng lớp chóp bu cầm quyền của Trung Quốc, từ đó làm tê liệt bộ máy đàn áp đáng sợ của chế độ. Một sự kiện như vậy có thể được kết thúc bởi các cuộc biểu tình lớn mà lực lượng an ninh không thể ngăn chặn. Cũng như các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn, sự chia rẽ giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu trong Đảng về cách đối phó với người biểu tình có thể sẽ diễn ra, do đó cho phép phong trào lan rộng và thu hút sự ủng hộ trên toàn quốc. Nhưng kịch bản này khó có thể thành hiện thực, vì Đảng đã đầu tư rất nhiều vào giám sát và kiểm soát thông tin, và đã phát triển các phương pháp hiệu quả để đàn áp các cuộc biểu tình lớn.
Kịch bản sẽ kéo theo khả năng thay đổi căn bản nhất là một cuộc đấu tranh liên tiếp sẽ xảy ra nếu Tập qua đời hoặc phải từ chức vì bệnh tật. Thông thường, cuộc đấu tranh giành quyền lực sau khi chấm dứt sự cai trị của nhà độc tài sẽ tạo ra một nhà lãnh đạo lâm thời yếu kém: như trường hợp Thủ tướng Liên Xô Georgy Malenkov, người đã kế vị Stalin, hoặc Chủ tịch ĐCSTQ Hoa Quốc Phong, người kế vị Mao. Những nhà lãnh đạo như vậy thường bị đẩy ra bởi một đối thủ mạnh hơn với tầm nhìn rộng hơn, như Nikita Khrushchev ở Liên Xô và Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc. Do người lãnh đạo mới này cần phải khẳng định quyền lực của mình và đưa ra một chương trình nghị sự khác, hấp dẫn hơn, không chắc rằng chế độ độc đoán cứng rắn của Tập sẽ tồn tại đến cuối thời kỳ cai trị của ông.
Điều đó sẽ khiến nhà lãnh đạo mới chỉ có hai lựa chọn. Ông ta có thể trở lại chiến lược sinh tồn mà đảng đã có từ trước khi Tập nắm quyền, bằng cách khôi phục vai trò lãnh đạo tập thể và thực thi chính sách đối ngoại ít rủi ro hơn. Nhưng ông ta có thể thấy đây là một việc khó thực hiện, vì tất cả các chiến lược sinh tồn trước đó của Đảng có thể đã bị mất uy tín vào thời điểm này. Vì vậy, thay vào đó ông ta có thể lựa chọn cải cách triệt để hơn để cứu đảng. Mặc dù không còn dân chủ tự do, nhưng trong trường hợp này, ông sẽ đẩy lùi sự đàn áp, nới lỏng sự kiểm soát xã hội và thúc đẩy cải cách kinh tế , giống như Liên Xô đã làm giữa năm 1985 và sụp đổ vào năm 1991. Một hành động như vậy có thể hấp dẫn hơn cho một nhóm thiểu số thống trị vốn đã bị tổn thương bởi hai thập kỷ cai trị bởi kẻ độc tài; nó cũng có thể cộng hưởng với giới trẻ Trung Quốc vốn đang khao khát một hướng đi mới.
Nếu các nhà cải cách chiếm thế thượng phong và dấn thân vào con đường như vậy, thì vấn đề quan trọng nhất là liệu họ có thể tránh được nghịch lý Tocqueville hay không, một nghịch lý được được đặt theo tên của nhà lý luận chính trị Alexis de Tocqueville, người đã quan sát rằng những cải cách mà một chế độ độc tài suy yếu theo đuổi có xu hướng kích hoạt một cuộc cách mạng mà cuối cùng lật đổ chế độ bao gồm các nhà cải cách.
Tuy nhiên, một cách cải cách vừa phải có thể hiệu quả hơn ở Trung Quốc so với ở Liên Xô, bởi vì một lãnh tụ mới của Trung Quốc sẽ không phải đối phó với một đế chế bên ngoài sụp đổ, như vị lãnh tụ cuối cùng của Liên Xô, Mikhail Gorbachev, đã làm ở Đông Âu. Một lãnh tụ mới cũng sẽ không phải đối mặt với sự tan rã của quốc gia, như Liên Xô đã mắc phải vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, khi tất cả 15 nước cộng hòa Xô-viết tuyên bố tự trị, bởi các dân tộc thiểu số không phải là người Hoa chiếm chưa đến mười phần trăm dân số Trung Quốc. Chúng có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng ở Tây Tạng và Tân Cương, nhưng các dân tộc thiểu số không gây ra mối đe dọa thực sự đối với toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.
Dù với kết quả nào, thì sau khi Tập kết thúc sự nghiệp chính trị của mình, ĐCSTQ có thể sẽ trải qua những thay đổi mạnh mẽ. Trong trường hợp tốt nhất, đảng có thể thành công trong việc biến mình thành một chế độ tốt, đỡ hiếu chiến hơn, ủng hộ cải cách kinh tế và chính trị, và tìm cách hòa giải về mặt địa chính trị với Hoa Kỳ. Cuối cùng, ĐCSTQ có thể không nắm bắt được xu thế này. Trong trường hợp xấu nhất, sự thối rữa về thể chế lên đến cực điểm, lãnh đạo kém hiệu quả và các phong trào chống chế độ xuất hiện rộng khắp rất có thể gây ra một cuộc sụp đổ đầy đau đớn. Nếu điều đó xảy ra, nó sẽ là một trong những điều trớ trêu lớn nhất trong lịch sử. Bất chấp những bài học mà ĐCSTQ đã học được từ sự sụp đổ của Liên Xô và các bước cần thực hiện từ năm 1991 để tránh số phận tương tự, việc chấm dứt chế độ độc đảng ở Trung Quốc có thể diễn ra theo một kịch bản tương tự.
NGƯỜI ĐÀN ÔNG ĐÔNG Á
Một kịch bản như vậy có thể sẽ bị coi là ảo mộng thuần túy bởi những người tin vào độ bền vững và khả năng phục hồi sự cai trị của ĐCSTQ. Nhưng phản ứng ban đầu của nhà nước Trung Quốc vốn đã tạo ra sự bùng phát đại dịch virus corona, cùng với sự phẫn nộ của toàn xã hội diễn ra sau đó sẽ khiến ĐCSTQ phải suy nghĩ lại. Cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng tồi tệ nhất trong lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã bộc lộ một số điểm yếu đáng kể. Khả năng thu thập, xử lý và hành động của thông tin quan trọng của chế độ ít ấn tượng hơn nhiều so với hầu hết những gì đã dự đoán. Xem xét các khoản đầu tư khổng lồ vào kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh mà Trung Quốc đã thực hiện kể từ khi dịch SARS bùng phát vào năm 2002, và thực thi luật về quản lý khẩn cấp vào năm 2007, thật đáng kinh ngạc khi thấy chính phủ Trung Quốc đã thất bại trong giai đoạn đầu để xử lý triệt để dịch bệnh virus corona. Chính quyền địa phương ở Vũ Hán, trung tâm của đại dịch đã che giấu thông tin quan trọng từ công chúng ngay cả sau khi các chuyên gia y tế phát ra tiếng chuông báo động, giống như Khương Ngạn Dũng, một bác sĩ quân y kỳ cựu, đã làm vào năm 2003 về SARS. Mặc dù họ đã nhận được báo cáo từ Vũ Hán về sự lây lan của virus vào đầu tháng 1, nhưng hầu hết các thành viên của ban lãnh đạo cấp cao đã không có hành động quyết liệt nào nào trong hai tuần đầu tiên.
Cuộc khủng hoảng cũng cho thấy sự mong manh của trong cách thức cai trị độc tài của Tập. Một lý do khiến Bắc Kinh không thực hiện hành động mạnh mẽ để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát là vì có rất ít quyết định quan trọng có thể được đưa ra mà không có sự chấp thuận trực tiếp của Tập, khi mà ông phải xử lý quá nhiều công việc với thời gian hạn chế. Một người mạnh mẽ độc quyền ra quyết định cũng có thể dễ bị tổn thương về mặt chính trị trong cuộc khủng hoảng như vậy. Một loạt các quyết định mà Tập đưa ra sau khi Vũ Hán bắt đầu bị phong tỏa, như cử thủ tướng Lý Khắc Cường đến trung tâm của đại dịch thay vì tự mình đi, và không xuất hiện ở nơi công cộng trong gần hai tuần, đã làm suy yếu hình ảnh của Tập như một thủ lĩnh đầy quyết đoán. Đó là khoảnh khắc mà cả hệ thống dường như không có người dẫn đường. Ông chỉ khẳng định lại quyền kiểm soát vài tuần sau khi cuộc khủng hoảng bắt đầu bằng cách sa thải các lãnh đạo thành phố Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc - nơi dịch bệnh bắt đầu, và áp đặt các quy tắc kiểm duyệt chặt chẽ trên báo chí và truyền thông xã hội.
Nhưng sự phẫn nộ bùng phát trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc, và thậm chí cả trên báo chí chính thống, cho thấy việc kiểm soát thông tin của ĐCSTQ đã trở nên khó khăn như thế nào, và làm nổi bật sức mạnh tiềm ẩn của xã hội dân sự Trung Quốc. Không hiểu vì sao mà hệ thống kiểm duyệt của Trung Quốc hoạt động kém hiệu quả trong khoảng hai tuần sau khi lệnh phong tỏa Vũ Hán được công bố. Trong thời gian đó, mọi người đã có thể tìm hiểu làm thế nào chính phủ đã bịt miệng các chuyên gia y tế, những người đã cố gắng để cảnh báo công chúng. Sự chỉ trích của chính phủ lên đến đỉnh điểm khi Lý Văn Lượng - một bác sĩ vào cuối tháng 12 là một trong những người đầu tiên cảnh báo chính quyền Trung Quốc về sự nguy hiểm của COVID-19, căn bệnh do virus corona gây ra, và sau đó bị thẩm vấn và bị bịt miệng bởi cảnh sát địa phương - đã qua đời ngày 7 tháng 2, cho thấy ĐCSTQ có thể mất sự ủng hộ của nhân dân một cách nhanh chóng trong tình huống khủng hoảng.
Các sự kiện trong vài tháng qua đã cho thấy sức mạnh cai trị của ĐCSTQ mong manh hơn nhiều so với suy nghĩ của số đông. Điều này củng cố cho chiến lược của Mỹ về việc tiếp tục duy trì áp lực với Trung Quốc để tạo ra thay đổi chính trị. Washington nên tiếp tục học hỏi; cơ hội thành công của nó sẽ chỉ ngày càng nhiều lên./.
* Bùi Mẫn Hân là Giáo sư tại Trường Cao đẳng Klaremont McKenna (Hoa Kỳ)
Subscribe to:
Posts (Atom)