Friday, November 29, 2019

China threatened to retaliate against the US because of the two new laws signed a few days ago! So funny! When Americans started supporting China around 1970, compared to Thailand now, China was very much poorer! Could Americans be so foolish that they let communist China bully them now?

Hàng ngàn người Hong Kong xuống đường trong Lễ Tạ ơn để cảm ơn Mỹ đã ký hai luật ủng hộ người biểu tình chống chính phủ.
   

Bày tỏ lòng biết ơn nước Mỹ

 


South China Morning Post cho hay hàng ngàn người biểu tình đã xuống đường vào Lễ Tạ ơn để bày tỏ lòng biết ơn nước Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump ký thành luật hai dự luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong.
Nhà tổ chức cũng lên một danh sách khoảng 40 nhân vật mà họ hi vọng Mỹ sẽ áp lệnh trừng phạt, chiểu theo Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong mà Mỹ vừa thông qua.
Trong danh sách này có tên của Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam, cựu Đặc khu trưởng Hong Kong Tung Chee-hwa, Giám đốc Sở Tư pháp Teresa Cheng Yeuk-wah, cựu cảnh sát trưởng Andy Tsang Wai-hung và Stephen Lo Wai-Chung, và Giám đốc Văn phòng Liên lạc Trung Quốc Vương Trí Dân.
Cuộc tuần hành tại Edinburgh Place, Hong Kong, được tổ chức chỉ vài giờ sau khi ông Trump ký thông qua hai dự luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong. Trong đó Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong có thể trừng phạt những người có các hành vi được cho là làm suy yếu sự tự chủ của Hong Kong; đồng thời yêu cầu giới chức không được từ chối cấp visa cho những người là đối tượng của các vụ bắt giữ hoặc giam cầm "có động cơ chính trị".

Nhà tổ chức đưa ra con số khoảng 100.000 người tập trung ăn mừng Lễ Tạ ơn hôm thứ Năm 28/11, nhưng cảnh sát chỉ đưa ra con số khoảng 9.600.
Nhà tổ chức cũng thúc giục Mỹ sớm trừng phạt những quan chức Hong Kong đã vi phạm nhân quyền và các công ty đã xuất khẩu vũ khí trấn áp đám đông cho Hong Kong.
Nhưng cuộc tuần hành trong hòa bình kết thúc chóng vánh sau một cuộc đối đầu với lực lượng cánh sát, được cho là do một người trong nhóm tuần hành mang theo đèn laser và người này đã bị cảnh sát đưa đi.
Người tuần hành lăng mạ cảnh sát trong khi cảnh sát đáp lại bằng hơi cay.
Theo Reuters, lượt biểu tình mới, như thông báo của người biểu tình trên mạng xã hội, được lên kế hoạch từ thứ Sáu 29/11, sẽ diễn ra vào cuối tuần và kéo sang tuần tới. Phép thử lớn đối với sự ủng hộ cho phong trào biểu tình được trông đợi sẽ diễn ra vào 8/12, với cuộc tuần hành của Mặt trận Nhân quyền - nhóm đã đứng ra tổ chức các cuộc biểu tình thu hút cả triệu người tham gia vào tháng Sáu.
Trung tâm tài chính châu Á đã trải qua một cuối tuần tạm lắng sau khi phe ủng hộ dân chủ dành thắng lợi lẫy lừng hôm Chủ Nhật trong cuộc bầu cử hội đồng quận.
Các cuộc biểu tình chống chính phủ đã làm rung chuyển Hong Kong nhiều tháng nay, nhiều thời điểm đã khiến các trung tâm thương mại, cơ quan chính phủ, trường học, thậm chí cả sân bay quốc tế, phải đóng cửa.
Hàng trăm cảnh sát đã vào khu ký túc xá Đại học Bách Khoa Hong Kong hôm thứ Năm 28/11 để thu thập bằng chứng và mang đi các vật dụng nguy hiểm, bao gồm nhiều bom xăng, cung tên và các hóa chất vẫn nằm rải rác trong khuôn viên trường.
Chow Yat-ming, một sỹ quan cao cấp, cho hay hôm thứ Năm rằng cảnh sát có thể kết thúc cuộc điều tra vào thứ Sáu. Cảnh sát sẽ rời trường ngay sau đó, cho phép sinh viên có thể tự do vào hoặc ra khỏi trường.
Đại học Bách khoa Hong Kong, nằm trên bán đảo Cửu Long, đã trở thành chiến trường của sinh viên từ giữa tháng Mười Một. Các sinh viên trong trường đã dựng rào chắn bằng chướng ngại vật và đụng độ với lực lượng cảnh sát chống bạo động trong các cơn mưa bom xăng, vòi rồng và khí ga. Khoảng 1.100 người đã bị bắt tuần qua, trong khi một số khác cố gắng trốn thoát.
Cảnh sát cho hay họ tìm thấy khoảng 3.000 ly cốc tai Molotov và hàng trăm chai chất lỏng ăn mòn trong khuôn viên trường.
Không rõ có còn sinh viên nào ở trong trường vào thứ Sáu nhưng cảnh sát cho hay bắt giữ không phải là ưu tiên hàng đầu mà ai đó nếu được tìm thấy sẽ được chăm sóc y tế trước hết.
Trung Quốc đổ lỗi cho các thế lực nước ngoài đã gây ra bất ổn ở Hong Kong
Trung Quốc cũng cảnh báo sẽ trả đũa Mỹ sau khi ông Trump ký hai luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong.

 

Cảnh sát Hong Kong hôm 29/11 kết thúc cuộc lục soát tại Đại học Bách khoa sau cuộc đối đầu bạo lực kéo dài gần hai tuần với những người biểu tình.

Monday, November 11, 2019

Liên Thành nói về Điếu Cày.

Liên Thành và Ủy Ban Truy Tố Tội Ác CSVN ( tiếp theo và hết )

Ông Liên Thành - Cựu Thiếu Tá Cảnh Sát hồi tưởng lại cuộc thảm sát Mậu Thân 1968 - Phần 2

Thanh Lien Oral History

Liên Thành và Thích Trí Quang

NHÀ CẦM QUYÊN Ở MỌI QUỐC GIA MANG NHÃN HIỆU CỘNG SẢN ĐỀU LÀ NHỮNG TÊN GIẾT NGƯỜI HÀNG LOẠT MANG MẶT NẠ HIỀN MINH !

BẠO LỰC VÀ KHỦNG BỐ DƯỚI THỜI STALIN
Nguồn: Jonathan Brent, The Order of Lenin: ‘Find Some Truly Hard People’, The New York Times, 22/05/2017
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Các đại biểu dự Đại hội 16 Đảng Cộng sản Nga. Những người bị bôi mờ là nạn nhân của đàn áp chính trị dưới thời Stalin.
“Lưu trữ là sức mạnh,” Kirill Mikhailovich Anderson, cựu giám đốc Cục Lưu trữ Lịch sử Chính trị – Xã hội Quốc gia Nga tại Moskva, đã từng nói với tôi như vậy. Ông kể về vị giám đốc đầu tiên của Viện Marx-Engels (thành lập năm 1919): Là một người Bolshevik cũ, David Riazanov gần như không thể kiên nhẫn được với các viên chức Đảng Cộng sản – những người liên tục yêu cầu các văn kiện hoặc để khẳng định lập trường ý thức hệ hoặc để bôi nhọ kẻ thù.
Một ngày nọ, ông lấy ra một lá thư của Karl Marx, ve vẩy nó trước mặt một lãnh đạo và hét lên: “Marx của ông đây. Giờ thì biến đi!” Riazanov chạy trốn khỏi Stalin vào năm 1931, nhưng đã bị bắt vào năm 1937 và bị hành quyết một năm sau đó.
Giống như hàng ngàn nhà xuất bản, nhà nghiên cứu và nhà báo nước ngoài khác – những người lũ lượt tới Moskva vào tháng 01/1992, tôi đã tìm đến kho lưu trữ nhà nước sau khi Boris Yeltsin tuyên bố vào tháng 12/1991 rằng ông sẽ cho mở cửa các kho lưu trữ bí mật của Liên Xô. (Tôi là đại diện của Nhà xuất bản Đại học Yale/ Yale University Press.) Sức mạnh mà Anderson nói đến quả thực hiện diện sống động ở đó.
Khám phá tại những kho lưu trữ này đã làm thay đổi hoàn toàn nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu của Chiến tranh Lạnh như: gián điệp trong Đảng Cộng sản Hoa Kỳ, Đại Thanh trừng (Great Terror) của Stalin, số phận của các nhà văn và nghệ sĩ, và nhiều sự kiện khác. Đối với vài người, phát hiện mới này giúp khẳng định quan điểm trước đó của họ; còn với những kẻ khác, nó làm xáo động niềm tin vốn đã được khắc sâu. Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất [của nó] chắc chắn là làm sâu sắc hơn và tạo nên những góc nhìn đa chiều về sự phức tạp của hiện tượng chủ nghĩa cộng sản Liên Xô và tính cách của Joseph Stalin.
Tôi đã từng hỏi một nhà sử học người Nga rằng liệu chúng ta có thể nghiên cứu “đến tận đáy” các hồ sơ lưu trữ của K.G.B., cơ quan mật vụ Liên Xô, về một chủ đề cụ thể hay không. “Dĩ nhiên,” ông đáp đầy khéo léo. “Nhưng K.G.B. có nhiều đáy lắm.”
Một trong những vấn đề tăm tối nhất liên quan đến bản chất và nguyên nhân hành động khủng bố của Stalin, và câu hỏi liệu rằng Stalin có vi phạm chính sách của Lenin hay chỉ là đang tiếp nối nó. Đằng sau đó chính là câu hỏi về việc thể chế hoá bạo lực trong nền văn hoá Bolshevik và nhà nước Liên Xô.
Dù sự chấp nhận phổ biến đối với việc sử dụng bạo lực chính trị đã sớm được thiết lập trong phong trào cách mạng Nga – ngay từ thời bản tuyên ngôn năm 1869 của Sergey Nechayev về “Giáo lý của Một Nhà Cách mạng” (Catechism of a Revolutionary) – nhưng chính sách của Lenin và Đảng Bolshevik lúc đầu không dựa vào khủng bố. Tuy nhiên, các điều kiện khắc nghiệt của cuộc nội chiến 1917 – 1922, trong đó bảy triệu người đã thiệt mạng, cùng với việc xuất hiện các chính sách kinh tế tàn nhẫn của Lenin, đã dẫn đến cảnh khốn cùng và tuyệt vọng của hàng triệu người khi thấy mình chẳng còn lương thực, sinh kế, nơi ở và an ninh.
Cuộc nổi dậy hàng loạt của nông dân bắt nguồn từ các quy định hà khắc của nhà nước Liên Xô trong việc thu mua ngũ cốc. Chế độ Bolshevik non trẻ cần ngũ cốc để ngăn chặn nạn đói ở các thành phố, và khi không thấy có lựa chọn nào khác, Lenin đã ban hành mệnh lệnh này vào tháng 08/1918, mà sau đó được phát hiện trong một kho lưu trữ bí mật: “Hãy treo cổ (không được giấu diếm, phải làm công khai để mọi người đều thấy) ít nhất 100 địa chủ, nhà giàu, những kẻ hút máu dân.” “Công khai tên của chúng,” ông chỉ định. “Lấy hết ngũ cốc của chúng. Chỉ định ai sẽ làm con tin.”
“Hãy làm việc này theo cách để hàng trăm người xung quanh phải nhìn thấy, run rẩy, thừa nhận, thét lên,” ông tiếp tục, rằng những người Bolshevik “đang siết cổ, bóp chết bọn địa chủ hút máu người.”
Ông kết thúc bản ghi nhớ khủng khiếp bằng chỉ thị: “Hãy tìm những người thực sự khét tiếng”
Một tháng sau, ông ra lệnh: “Cần phải giữ bí mật – và khẩn trương – chuẩn bị đợt khủng bố.”
Lenin sử dụng khủng bố để chống lại những kẻ thù được thừa nhận của nhà nước. Stalin lại dùng nó để chống lại các thể chế của nhà nước và bản thân xã hội Liên Xô. Stalin đi theo Lenin, nhưng đã vượt qua ông.
Ngày 07/11/1937, ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười, bài phát biểu của Stalin tại cuộc họp gồm các nhà lãnh đạo Bộ Chính trị đã được đảng viên Cộng sản Bulgaria và lãnh đạo Tổ chức Comintern, Georgi Dimitrov, ghi lại trong cuốn nhật ký được xuất bản của ông.
“Tôi muốn nói vài lời, có lẽ không được vui cho lắm.” Stalin nói. “Các Sa hoàng đã làm rất nhiều điều xấu. Họ cướp bóc và biến dân chúng thành nô lệ. Nhưng họ đã làm một điều tốt. Họ đã xây dựng được một đất nước to lớn, kéo dài đến tận Kamchatka. Chúng ta đã được thừa hưởng đất nước đó.”
Ông nói tiếp: “Chúng ta đã thống nhất đất nước theo cái cách mà nếu một phần nào đó bị cô lập khỏi nhà nước xã hội chủ nghĩa chung, thì nó sẽ không chỉ gây ra thiệt hại cho nhà nước, mà còn không thể tồn tại một cách độc lập và chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng nô lệ cho nước ngoài. Vì vậy, bất cứ ai cố gắng hủy hoại sự thống nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, bất cứ ai tìm cách tách rời bất kỳ phần nào của nó – thì hắn là kẻ thù, một kẻ thù công khai của nhà nước và của các dân tộc thuộc Liên bang Xô viết. Và chúng ta sẽ hủy diệt từng kẻ thù như thế, ngay cả khi hắn là một thành viên Bolshevik cũ; chúng ta sẽ giết tất cả họ hàng, gia đình của hắn. Chúng ta sẽ tàn nhẫn hủy diệt bất cứ ai, nếu hành động hay tư tưởng của hắn – đúng, tư tưởng của hắn – đe dọa sự thống nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Hãy nâng ly vì sự hủy diệt hoàn toàn tất cả các kẻ thù và họ hàng của chúng!”
Lúc đó, các thành viên Bộ Chính trị đã lên tiếng ủng hộ: “Hãy nâng ly vì Stalin vĩ đại!”
Tính đến thời điểm ấy, những kẻ thù trong nước của chế độ Bolshevik đã bị loại bỏ, bao gồm cả những nông dân cứng đầu đã chết trong nạn đói năm 1932 – 1933. Đại hội Đảng lần thứ 17 (1934) đã được tung hô là “Đại hội của những người chiến thắng,” và Andrei Zhdanov, đảng viên đại diện vùng Leningrad và một người yêu thích Stalin, có thể tự tin tuyên bố tại Đại hội Hội Nhà văn Xô viết trong năm đó rằng “những khó khăn lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã bị vượt qua.”
Nghịch lý là, Stalin đã tiến hành Đại Thanh trừng vào năm 1936, trong thời điểm tương đối hòa bình và ổn định. Hàng loạt kẻ thù đột nhiên xuất hiện trong xã hội Liên Xô là do tưởng tượng nên. Hàng triệu người vô tội đã bị bắt giữ, tra tấn và bắn chết, chẳng hề có bằng chứng, nhưng chỉ dựa theo quota mà Kremlin chỉ thị. Stalin đã không nói dối: Đúng là “bất cứ ai” cũng có thể phạm tội.
Nikolai Bukharin, cựu lãnh đạo Bolshevik và biên tập của tờ Pravda, đã trở thành một trong những kẻ thù: bị bắt vào tháng 02/1937 và bị hành quyết vào tháng 03/1938. Bức thư ông viết cho Stalin từ nhà tù, vào ngày 10/12/1937, là một bức thư run rẩy và đáng thương từ một người đàn ông biết chắc chắn mình sẽ chết. Nhưng ngạc nhiên thay, ông không chỉ khẳng định những lời Stalin nói với Bộ Chính trị cách đây vài tháng, mà còn thừa nhận vai trò của mình trong việc tạo ra cỗ máy mà giờ đây khiến ông mắc kẹt trong tuốc-bin của nó.
“Có điều gì đó vĩ đại và táo bạo trong ý tưởng chính trị của một cuộc thanh trừng hàng loạt,” ông viết. “Việc thanh trừng này này bao gồm 1) kẻ tội đồ; 2) người bị nghi ngờ; và 3) những người có khả năng bị nghi ngờ. Hành động này không thể được thực hiện mà không có tôi.”
Nhà nước độc tài mà Bukharin hình dung là nhà nước dựa trên một trạng thái bất ổn lâu dài, trong đó hỗn loạn và sợ hãi là những thành phần thiết yếu của chính phủ. Nhà văn Lydia Chukovskaya đã miêu tả nỗi sợ hãi vốn là cốt lõi của thế giới đảo ngược này trong tiểu thuyết tuyệt vọng năm 1939, “Sofia Petrovna”, vốn không được xuất bản ở Liên Xô mãi cho đến cuối thập niên 1980. Nhân vật nữ chính trong tác phẩm “giờ đây khiếp sợ mọi người và mọi thứ,” Chukovskaya viết. “Có lẽ họ đã đưa cô ta đến đồn cảnh sát, tước mất hộ chiếu và đẩy cô vào cảnh lưu đày? Cô sợ hãi từng tiếng chuông kêu.”
Xóa bỏ trật tự xã hội, xem thường các quy định của pháp luật, truyền nỗi sợ vào sâu trong ý thức cá nhân và gieo mầm sự hồ nghi là điều cần thiết cho mục tiêu của Stalin, nhằm loại bỏ bất cứ mối đe dọa nào đối với quyền lực tuyệt đối của ông. Stalin không chỉ dùng Đại Thanh trừng để loại trừ những người có thể trở thành đối thủ trong đảng, mà còn gửi đi một tín hiệu không thể nhầm lẫn cho cả nước: Nếu Bukharin, Lev Kamenev và Grigory Zinoviev còn có thể có tội, thì mọi người đều bị nghi ngờ.
Một câu chuyện kể rằng Stalin đã giữ bức thư của Bukharin trong ngăn kéo trên cùng ở bàn làm việc của mình, nơi nó được phát hiện sau cái chết của ông, nhưng chỉ được xuất bản sau khi Liên Xô tan rã.
Thế chiến II kết thúc, đất nước giành được chiến thắng tuyệt vời trước Hitler, tuy nhiên, Stalin lại nhận ra rằng khi sự suy giảm về thể chất của ông xuất hiện, thì quyền lực cá nhân của ông cũng bắt đầu suy giảm. Phản ứng của ông là chuẩn bị một đợt thanh trừng thứ hai.
Một lần nữa, không ai được an toàn. Stalin giận dữ vì Ngoại trưởng Vyacheslav Molotov đã cho phép xuất bản đầy đủ bài phát biểu của Winston Churchill trên tờ Pravda. Molotov đã không nhận ra kẻ thù của họ. Ngoài ra còn có Zhdanov, khi ấy đang là một trong những thành viên quyền lực nhất của Bộ Chính trị, cũng bị Stalin oán giận khi con trai ông, Yuri, người đứng đầu bộ phận khoa học của Uỷ ban Trung ương, cho tổ chức một cuộc hội thảo kín để thảo luận về công trình của nhà nông học “rởm” T. D. Lysenko, một nhân vật giống như Rasputin trong chính quyền Stalin.
Stalin đã trả thù bằng cách quen thuộc: dùng tra tấn thể xác như là một phương pháp đối phó với kẻ thù chính trị; lan truyền sự hoang tưởng, sợ hãi và hồ nghi trong xã hội; bịa đặt ra kẻ thù; và tự cho mình là nhà lãnh đạo có khả năng duy nhất trong những thời điểm khó khăn như vậy. Bằng cách thao túng, lập mạng lưới bảo trợ, sự tàn bạo và lén lút, Stalin tiếp tục tiến hành cuộc tấn công vào chính đất nước mình. Quyền lực của ông nằm bên ngoài cấu trúc chính thức của nó, và trong giai đoạn cuối cùng của chế độ độc tài Stalin, khủng bố lên đến đỉnh điểm sau vụ “Âm mưu của các Bác sĩ” năm 1953, một cuộc khủng hoảng được bịa ra, trong đó các bác sĩ Do Thái nổi tiếng bị buộc tội âm mưu chống lại lãnh đạo Liên Xô. Tiếp nối những lời đe dọa mà ông thốt ra trong bài phát biểu năm 1937, âm mưu mới này chứa đựng những hạt giống tai họa thậm chí còn lớn hơn do sự xuất hiện của Chiến tranh Lạnh.
Khi Molotov không tìm thấy tên mình trong danh sách những người được cho là mục tiêu ám sát của các bác sĩ Do Thái, ông biết mình đã bị đánh dấu trong danh sách bị khử trừ. Nhưng không chỉ có mình ông. Anastas Mikoyan, Kliment Voroshilov và nhiều cấp dưới khác của Stalin lo ngại ngày tàn của họ đã đến. Năm 1952, khi Bộ trưởng An ninh Semyon Ignatiev không thể tạo ra các bằng chứng giả cho vụ các bác sĩ Do Thái đủ nhanh, Stalin đã đe dọa sẽ làm giảm chiều cao của ông “bằng một cái đầu.”
“Đánh chúng, đánh chúng, đánh chúng bằng những cú đánh chết người,” ông hét vào mặt vị lãnh đạo an ninh. Ignatiev nhanh chóng bị trụy tim và được đưa ra khỏi văn phòng.
“Hãy nhìn lại các cậu đi,” ông nói với một nhóm cộng sự thân cận của mình vào tháng 12 năm đó, “bọn mù, lũ mèo con, các cậu không nhìn thấy kẻ thù; các cậu sẽ làm gì nếu không có tôi? – Đất nước này sẽ bị diệt vong bởi vì các cậu không nhìn thấy kẻ thù.”
Chỉ có ông, Stalin, mới có thể lãnh đạo đất nước, bởi vì chỉ có ông, Stalin, mới có thể nhìn thấy kẻ thù. Chỉ có cái chết của Stalin, vào tháng 03/1953, mới cứu được nhiều người khỏi bị hủy diệt – và có lẽ là cứu cả thế giới. Năm tháng sau, Liên Xô cho nổ quả bom hydro đầu tiên của họ.
Jonathan Brent, người khởi xướng loạt ấn phẩm Annals of Communism tại Yale University Press và từng nghiên cứu kho lưu trữ Liên Xô trong giai đoạn 1992-2009, hiện đang là giám đốc điều hành Viện YIVO về Nghiên cứu Do thái và giảng dạy tại Đại học Bard.

Vụ ám sát GS Nguyễn Văn Bông: Cái kết được báo trước của VNCH (Kỳ 1)

Vợ chồng Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ – Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà và bà Jackie Bông Wright tại buổi thuyết trình về dân chủ hóa Việt Nam tại NED ngày 11-12-2014
Cù Huy Hà Vũ
Ngày 7/4/2014, tôi đặt chân tới Thủ đô Washington của Hoa Kỳ, sau một chuyến bay dài đưa tôi ra khỏi Trại giam số 5 ở Thanh Hóa, nơi tôi bị giam suốt 3 năm rưỡi với bản án 7 năm tù do bị kết “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngay sau đó, tôi được nhập học tại Viện Quốc Gia Phát Triển Dân Chủ (National Endownment for Democracy - NED) cho dù tiếng Anh của tôi lúc đó chỉ ở mức ABC. Tuy nhiên, nhờ có tiếng Pháp mà tôi thông thạo, tôi cũng đã xoay xỏa được với ngôn ngữ của Washington và Lincoln để rồi 8 tháng sau, ngày 11/12/2014, tôi thuyết trình về đề tài “Thực hiện nhân quyền để dân chủ hóa Việt Nam” (Implementing Human Rights as a Path to Democracy in Vietnam) tại NED.
Trong số những người đến chúc mừng tôi sau thuyết trình, có một phụ nữ nhỏ nhắn, điềm đạm, tự giới thiệu là Jackie Bông và đề nghị chụp ảnh cùng tôi và vợ tôi, Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà. Lúc đó có ai đó nói: “Chị Jackie Bông nguyên là phu nhân của Giáo sư Nguyễn Văn Bông, người bị Việt Cộng ám sát khi sắp làm Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa”. Thực tình lúc đó tôi không chú ý tới chi tiết này, không chỉ vì phía trước tôi là cả một thách thức to lớn đặt ra cho bất cứ nhà hoạt động lưu vong nào mà còn vì tôi chưa bao giờ nghe tên của Giáo sư Bông. Thực vậy, sau 30/4/1975, các tài liệu chính thức về chiến tranh Việt Nam chỉ nhắc tới các lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa tại nhiệm, dù chỉ vài ngày như Vũ Văn Mẫu hay Nguyễn Xuân Oánh.
Sau này, thỉnh thoảng tôi lại gặp bà tại các cuộc họp của cộng đồng Việt Nam hay hội thảo về Việt Nam. Mùa thu năm ngoái, nhân danh tổ chức “Họp mặt dân chủ” (The Assembly for Democracy in Vietnam -ADVN) bà mời tôi dự Hội thảo có tên “Nhìn lại cuộc chiến Việt Nam” (Vietnam War Revisited). Tôi đã dự Hội thảo và thấy rằng Jackie Bông là một phụ nữ năng nổ và có tài tổ chức, điều này khiến tôi bắt đầu tò mò về người chồng quá cố của bà, Giáo sư Nguyễn Văn Bông. Cuối tháng 10 vừa qua, khi mùa thu đã nhuộm vàng cả vùng Thủ đô Washington, Jackie Bông mời vợ chồng chúng tôi điểm tâm tại Phở 95 ở Van Dorn Plaza và sau đó mời chúng tôi về thăm nhà bà.
Đó là một căn hộ sang trọng tại tầng 15 Chung cư Watergate. Trong nhà treo ảnh gia đình Jackie Bông hồi bà còn nhỏ, ảnh gia đình chồng bà, Lacy Wright, ảnh cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Cộng hòa, Ellsworth Bunker, đang khoác tay cô dâu Jackie Bông chụp năm 1976... Đặc biệt, có vài tủ gỗ quý kiểu cổ mang từ Việt Nam sang mà tôi rất mê. Bà nói tên bà là Thu Vân, Jackie Bông Wright là tên bà có sau khi tái giá, nhưng mọi người gọi ngắn lại là Jackie Bông. Tặng vợ chồng tôi cuốn hồi ký “Mây Mùa Thu” (Capital Books xuất bản 2002), bà giải thích: “Mây Mùa Thu, tức Thu Vân đấy. Cuốn này cũng đã được xuất bản bằng tiếng Anh vẫn với cái tên này, “Autumn Cloud”. Bà còn cho tôi mượn cuốn “Giáo sư Nguyễn Văn Bông – Di cảo (Nguyễn Ngọc Huy Foundation – Mekong-Tỵnạn xuất bản 2009) và nói đây là bản duy nhất bà còn.
Jackie Bông nói tôi khi nào đọc xong hai cuốn sách này mà cần hỏi thêm về Giáo sư Bông thì bà sẽ giải đáp. Lẽ tất nhiên tôi đã không bỏ lỡ cơ hội. Ngoài ra, ông Hoàng Đức Nhã, cựu Bí thư của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cựu Tổng trưởng Dân vận và Chiêu hồi trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng nhiệt tình cung cấp cho tôi một số thông tin liên quan Giáo sư Bông. Vậy là tôi đã có những phương tiện cơ bản trong tay để làm một nghiên cứu nhỏ về nhân-vật-bị-ám-sát-khi-sắp-làm-Thủ-tướng nhân 48 năm ngày ông qua đời (10/11/1971 – 10/11/2019).
Việt Nam hóa chiến tranh
Điều đáng chú ý đầu tiên là vụ ám sát Giáo sư Nguyễn Văn Bông diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang tiến hành “Việt Nam hóa chiến tranh” (Vietnamization).
Chính thức thì cái tên “Việt Nam hóa chiến tranh” có nguồn gốc từ "Phi Mỹ hóa chiến tranh" (De-Americanization) chỉ xuất hiện sau khi Richard Nixon vào Nhà Trắng với "Học thuyết Nixon", học thuyết này dựa trên chiến lược "Răn đe thực tế" thay cho chiến lược "Phản ứng linh hoạt" của người tiền nhiệm Lyndon Johnson. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Melvin Laird coi “Việt Nam hóa chiến tranh” là "Học thuyết Nixon trong hành động", là "biện pháp kết thúc sự tham gia của Mỹ, bước mở đầu tăng cường lực lượng đồng minh ở châu Á". Tóm lại là chuyển dần trách nhiệm tiến hành chiến tranh từ Mỹ sang Việt Nam Cộng hòa. Trên thực tế, chiến lược này đã bắt đầu với Robert McNamara, Bộ trưởng quốc phòng của hai tổng thống Mỹ, John Kennedy và Lyndon Johnson.
Kể từ khi Kennedy vào Nhà Trắng cuối tháng 1/1963 cho đến khi vị tổng thống trẻ tuổi này bị ám sát vào tháng 11/1963, McNamara đã nâng số quân Mỹ tại Việt Nam từ 900 lên hơn 16.000. Đến năm 1965 khi Mỹ tiến hành chiến tranh không quân ra miền Bắc mang biệt danh “Chiến dịch sâm rền” thì số quân Mỹ đã là 184.000. Như vậy, McNamara là “kiến trúc sư” của Chiến tranh Việt Nam.
Tuy vậy, khi đối diện với những thất bại quân sự trước Quân giải phóng miền Nam áp dụng lối cận chiến "Nắm thắt lưng địch mà đánh" nhằm vô hiệu hóa ưu thế áp đảo về pháo binh và không quân của Mỹ, với bộ óc thông minh của một cựu sinh viên Havard và Chủ tịch Hãng Ford McNamara hiểu rằng leo thang chiến tranh cũng sẽ bế tắc. Trong cuộc họp ngày 17/12/1965 với Tổng thống Johnson tại văn phòng Nội các, trả lời câu hỏi “giải pháp quân sự không đảm bảo chiến thắng sao?” của Tổng thống, McNamara khẳng đinh: “Tôi đã nói: chúng ta không thể có giải pháp quân sự. Chúng ta cần phải tìm giải pháp khác” (1). Điều trớ trêu là kế hoạch “rút chân” khỏi Việt Nam của Mỹ được hình thành chỉ hơn 9 tháng sau khi đơn vị chiến đấu đầu tiên, Lữ đoàn 9 thủy quân lục chiến, đổ bộ vào bãi biển Đà Nẵng, tức hầu như ngay khi nó được bắt đầu. Trớ trêu hơn nữa là kế hoạch này lại được khởi thảo bởi chính “kiến trúc sư” của cuộc chiến.
Cụ thể hóa quan điểm của mình, vào mùa xuân 1966, McNamara đã cùng phụ tá của mình là MacNaughton soạn thảo một “Kế hoạch tháo lui chiến thuật”. Ngày 14 tháng 10 năm 1966, McNamara đã gửi một báo cáo dài đến Tổng thống Johnson, thừa nhận thất bại của Mỹ trên mọi phương diện, từ chương trình bình định nông thôn ở miền Nam cho đến chiến dịch “Sấm rền” ném bom miền Bắc. Báo cáo này viết: “Nói tóm lại, chúng ta – từ góc cạnh của một cái nhìn đối với tầm quan trọng của cuộc chiến – sẽ thấy rằng không có tiến bộ nào đáng kể, mà còn tệ hại hơn. Cuộc chiến quan trọng này phải do người Việt Nam tự lo liệu; họ phải chiến đấu để giành chiến thắng”. Không nghi ngờ gì nữa, báo cáo này của McNamara chính là xuất phát điểm của “Việt Nam hóa chiến tranh”(2).
Một tháng sau khi nhận được báo cáo của McNamara, Tổng thống Johnson đã yêu cầu Cố vấn an ninh quốc gia Walt Rostow và Robert Komer, thành viên Hội đồng an ninh quốc gia chuyên về Việt Nam, tìm một giải pháp hiệu quả hơn các chiến thuật chiến tranh tiêu hao và ném bom của McNamara. Kết quả là ngày 13 tháng 12 năm 1966, hai người này đã đề xuất bổ trợ chiến dịch tấn công quân chủ lực phía địch và ném bom tấn công bằng các nỗ lực tăng cường nhằm bình định hóa vùng nông thôn và tăng cường sức lôi cuốn của chính quyền Nam Việt Nam.
Để triển khai kế hoạch này, Johnson đã đã cử đến Sài Gòn Ellsworth Bunker làm Đại sứ Mỹ, Robert Komer làm chỉ huy một tổ chức chống nổi dậy mới có tên "Hoạt động dân sự và hỗ trợ cách mạng” (Civil Operations and Revolutionary Development Support program – CORDS), và Đại tướng Creighton Abrams, phó Tham mưu trưởng Lục quân, làm phó cho Đại tướng William Westmoreland, Tư lệnh quân Mỹ tại Nam Việt Nam (MACV) với nhiệm vụ tăng cường năng lực của quân lực Việt Nam Cộng hòa nhằm thay thế quân Mỹ trong chiến đấu chống các lực lượng Cộng sản. Lẽ dĩ nhiên, Bunker là người điều hành chung kế hoạch.
Sở dĩ Bunker được Tổng thống Johnson tín nhiệm cho trọng trách giúp Mỹ thoát khỏi vũng lầy quân sự tại Việt Nam là vì nhà ngoại giao Mỹ ngoại thất tuần này đã giải quyết thành công khủng hoảng năm 1965-66 tại Cộng hòa Đôminica sau khi các đặc phái viên khác của Hoa Kỳ và Tổ chức các quốc gia châu Mỹ thất bại.
Tháng 12/1963, Juan Bosch, một ứng cử viên cánh tả, đã được bầu làm tổng thống. Sau khi nhậm chức vào tháng 2/1963, Bosch đã tiến hành một số cải cách theo hướng xã hội dân chủ, điều này khiến ông bị dán nhãn cộng sản. Vào tháng 9 cùng năm, một nhóm sĩ quan cấp cao đã lật đổ ông và đưa Donald Reid làm tổng thống mới. Tháng 4/1965, một nhóm quân nhân liên kết với những người cánh tả đã nổi dậy và lật đổ chế độ quân phiệt để đưa Bosh trở lại cầm quyền. Cuộc nổi dậy này được gọi là “Cách mạng tháng Tư”. Để tránh một Cuba thứ hai ở bán cầu Tây, Tổng thống Johnson đã đưa 42.000 quân vào Dominica và lực lượng này đã đụng độ trực tiếp với lực lượng nổi dậy. Thấy rằng sự can thiệp quân sự của Mỹ sẽ làm nước này sa lầy nên Bunker, lúc đó là Đại sứ Mỹ tại Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) chủ trương một giải pháp chính trị dựa trên tổ chức một cuộc bầu cử mới với sự tham gia của các bên tham chiến người Dominica. Nố lực của Bunker và các đại sứ khác của Tổ chức các nước châu Mỹ theo hướng này đã thành công, cho phép quân Mỹ triệt thoái khỏi đảo quốc này một cách êm ả, điều này đã mang lại cho ông biệt danh “Người giải quyết rắc rối” (Troubleshooter)
Sau này trong một cuộc phỏng vấn, Bunker nói: “Tôi đã giúp ông ấy (Tổng thống Johnson) thoát khỏi Cộng hòa Dominica và đạt được mục đích chính trị ở đó. Ông ấy muốn tôi làm điều tương tự ở Nam Việt Nam”. Vẫn theo nhà ngoại giao này, Johnson muốn bắt đầu rút quân đội Mỹ khỏi Việt Nam nhưng trước khi các lực lượng này có thể rời đi, quân đội Nam Việt Nam phải mạnh hơn, hoàn thiện hơn và người Nam Việt Nam phải tăng tốc quá trình phát triển dân chủ và chịu trách nhiệm hoàn toàn về vận mệnh chính trị của Nam Việt. Nói ngắn gọn, Johnson muốn vai trò của Mỹ tại Việt Nam giảm đi với tốc độ tương ứng với sự tăng cường tự lực của Nam Việt Nam.
Ngay sau khi đặt chân tới Sài Gòn, tại buổi trình ủy nhiệm thư ngày 28/4/1967, Bunker nói với Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia Nguyễn Văn Thiệu rằng miền Nam Việt Nam phải gánh lấy cuộc chiến chống các lực lượng cộng sản thay cho các đơn vị chiến đấu Mỹ được hỗ trợ bằng các cuộc ném bom miền Bắc. Vị đại diện Hoa Kỳ này nói tiếp, để giành chiến thắng, miền Nam Việt Nam phải xây dựng một chính phủ chính danh đại diện cho các lực lượng chính trị đa dạng trong nước song song với bình định hóa nông thôn.
Chú thịch
(1), (2) Ngẫm lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học Việt Nam” (In Retrospect: The Tragedy and Lesson of Vietnam), Robert S.McNamara, Times Books,1995.

Saturday, November 9, 2019

Mỹ muốn gì từ Trung Quốc? Và thế cờ chót của Mỹ là gì?

David Grossman/ BBC Newsnight 

Ngày càng có nhiều hy vọng là Washington và Bắc Kinh sẽ đạt được một thỏa thuận giúp giải quyết cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Nhưng cạnh tranh giữa hai siêu cường không chỉ đơn thuần là thương mại, mà còn là kinh tế, quốc phòng, văn hóa và công nghệ.
Vậy Mỹ muốn gì từ Trung Quốc? Và thế cờ cuối cùng của Mỹ là gì?
Câu trả lời ngắn gọn là thỏa thuận thương mại giai đoạn một mà Tổng thống Trump và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc bắt tay trong Phòng Bầu dục vào tháng trước.
Nhưng căng thẳng giữa hai nước đi sâu nhiều hơn chỉ giao thương và không ai tôi từng nói chuyện với ở Washington nghĩ rằng thỏa thuận phác thảo này sẽ tự nó tạo ra được nhiều khác biệt.
Thái độ về Trung Quốc đã có một sự thay đổi tiêu cực rất rõ rệt tại Mỹ trong những năm gần đây và điều quan trọng là phải nhận ra rằng sự thay đổi này có từ trước khi ông Trump đến Nhà Trắng.
"Tôi nghĩ rằng nếu bà Hillary Clinton, hoặc một thành viên đảng Dân chủ khác, hoặc đảng Cộng hòa khác lên làm tổng thống vào năm 2016, bạn sẽ thấy bước ngoặt sắc nét này", Daniel Kliman, cựu cố vấn cấp cao của bộ quốc phòng Mỹ nói.
"Đã có một suy nghĩ rằng cách tiếp cận của chúng ta với Trung Quốc không có hiệu quả", Tiến sĩ Kliman, hiện là giám đốc Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) nói.
Có nhiều lý do cho sự gia tăng căng thẳng này.
Những lợi ích kinh tế kỳ vọng từ việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001 không bao giờ trở thành hiện thực, Ray Bowen, người từng làm việc cho chính phủ Mỹ với tư cách là nhà phân tích kinh tế từ năm 2001 đến năm 2018, nói.
Trung Quốc không bao giờ có ý định tuân theo luật, ông nói. "Đúng ra thì là Trung Quốc dự định tham gia các diễn đàn đa phương để bắt đầu thay đổi cách các diễn đàn đa quốc gia điều chỉnh thương mại toàn cầu." Nói cách khác, Trung Quốc tham gia có ý định tạo sự thay đổi thay vì phải thay đổi.
Kết quả là một làn sóng mất việc lớn và đóng cửa nhà máy ở Mỹ, được gọi là "cú sốc Trung Quốc". Các tiểu bang được mệnh danh là "các tiểu bang vành đai rỉ sét" đã dồn phiếu cho Tổng thống Trump vào năm 2016 là số nạn nhân lớn nhất của cú sốc này.
Nhiều công ty Mỹ chuyển sản xuất sang Trung Quốc để tận dụng chi phí lao động thấp hơn. Tuy nhiên, theo Daniel Kliman, các công ty chuyển đến Trung Quốc phải trả một giá rất đắt: "Trung Quốc đã buộc những công ty này phải bàn giao công nghệ và tài sản trí tuệ cho họ." Ông nói.
Và, ngay cả những công ty không mang sản xuất qua Trung Quốc cũng thấy rằng Trung Quốc bằng cách nào đó đã lấy được bí mật thương mại của họ. Các cơ quan thực thi pháp luật ở Mỹ có một danh sách dài những cáo buộc các cá nhân và công ty Trung Quốc tội gián điệp và hack máy tính.
Giám đốc FBI, ông Christopher Wray, gần đây nói với Quốc hội Hoa Kỳ rằng có ít nhất 1.000 cuộc điều tra đang tiến hành về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ từ các công ty Mỹ có xuất xứ từ rung Quốc.
Chính phủ Hoa Kỳ ước tính rằng tổng giá trị tài sản trí tuệ bị Trung Quốc đánh cắp trong bốn năm tính tới 2017 là 1,2 triệu đôla.
Theo ông Dean Cheng thuộc Tổ chức Di sản, một nhóm chuyên gia tư tưởng bảo thủ của Mỹ, đây là lý do chính khiến quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên tồi tệ.
"Khi các công ty khám phá ra rằng bằng sáng chế của họ bị cuỗm mất, sản phẩm của họ bị cho qua một tiến trình 'kỹ thuật đảo ngược' (reverse engineering), các quy trình R & D của họ bị hack, ngày càng nhiều công ty kết luận rằng việc hợp tác với Trung Quốc không mang lại lợi nhuận, và thực sự có thể hoàn toàn tiêu cực," ông nói.
Từ bên trong chính phủ, nhà phân tích kinh tế Ray Bowen nói rằng ông nhận thấy sự thay đổi tâm trạng vào cuối năm 2015. Những người trước đây ủng hộ sự tham gia với Trung Quốc giờ đã hoảng hốt khi thấy Trung Quốc bắt kịp nhanh như thế nào.
Đồng thời, tại Lầu năm góc, Chuẩn Tướng Robert Spalding đang lãnh đạo một nhóm người cố gắng hoạch định một chiến lược an ninh quốc gia mới để đối phó với sự trỗi dậy và ảnh hưởng của Trung Quốc.
Ông Spalding đã rời quân đội và viết một cuốn sách có tên ""Stealth War, How China Took Over While America's Elite Slept'' (Chiến tranh Tàng hình, Trung Quốc đã thống lĩnh ra sao khi giới tinh hoa của Mỹ đang say ngủ).
Khi được hỏi về mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra cho Mỹ, câu trả lời của Tướng Spalding rất rõ ràng. "Đó là mối đe dọa cho sự sinh tồn quan trọng nhất kể từ Đức Quốc xã trong Thế chiến Thứ hai.
"Tôi nghĩ đó là mối đe dọa lớn hơn nhiều so với mối đe dọa từ Liên Xô. Là nền kinh tế thứ hai trên thế giới, tầm với của nó, đặc biệt là vào các chính phủ và trong tất cả các tổ chức của phương Tây, vượt xa những gì Liên Xô có thể làm."
Kết quả nỗ lực của Tướng Spalding tại Lầu năm góc là Chiến lược An ninh Quốc gia xuất bản vào tháng 12 năm 2017.
Chiến lược này được xem là tài liệu chính cho chính phủ Mỹ, được làm kim chỉ nam hướng dẫn mọi cơ quan, và thể hiện sự thay đổi sâu sắc của Mỹ trong cách tiếp cận với Trung Quốc, theo Bonnie Glaser, giám đốc của Dự án điện Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế."
Hiện nay có một khuynh hướng không chú tâm vào cuộc chiến chống khủng bố. Cạnh tranh giữa các cường quốc là mối đe dọa lớn với Hoa Kỳ, thay cho chủ nghĩa khủng bố trước đây." Bà Glaser nói.
Bộ quốc phòng Mỹ hiện tin rằng giải quyết sự trỗi dậy của Trung Quốc là một trong những mục tiêu quân sự lớn của Hoa Kỳ trong những thập niên tới. Tốc độ mà Trung Quốc xây cất, và sau đó quân sự hóa, một chuỗi các đảo nhân tạo ở Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế đã khiến nhiều người ở Washington hoảng sợ.
Theo ông Dean Cheng, 5,3 triệu đôla của giao thương đi qua khu vực này mỗi năm. "Hành động của Trung Quốc là một nỗ lực để có thể cắt đứt động mạch của thương mại toàn cầu," ông Dean Cheng nói.
Trung Quốc đã rất rõ ràng trong tham vọng dẫn đầu thế giới về các công nghệ quan trọng của tương lai, như robot và AI. Bonnie Glaser nói:
"Điều này rất cốt lõi đối với sự cạnh tranh, bởi vì nếu Trung Quốc thành công trong các lĩnh vực này, thì có lẽ nó sẽ thay thế Hoa Kỳ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới."
Đó là những gì đang bị đe dọa. Quyền lực tối cao của quân đội Mỹ không dựa trên một đội quân thường trực khổng lồ, mà dựa trên các hệ thống vũ khí công nghệ cao. Nếu Trung Quốc dẫn đầu các công nghệ quan trọng này, thì Mỹ có lẽ không thể theo kịp trong tương lai gần.
Daniel Kliman tin rằng cuộc đua công nghệ phi quân sự cũng rất quan trọng. "Trung Quốc không chỉ hoàn thiện các công nghệ giám sát và kiểm duyệt tại nhà, mà ngày càng xuất khẩu các công nghệ này cũng như tài chính và bí quyết ra nước ngoài."
Ông Kliman tin rằng cuộc chiến với cái mà ông gọi là "chủ nghĩa độc đoán công nghệ cao" là một cuộc chiến sẽ ngày càng trở thành trọng tâm trong những thảo luận về Trung Quốc.
Vì vậy, đừng hy vọng lập trường của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc thay đổi trong nhiệm kỳ gần, ngay cả khi Tổng thống Trump thất cử trong cuộc bầu cử sắp tới.
Tâm trạng ở Washington đã khác đi. Câu chuyện chính trị duy nhất không phải là về việc có nên đối đầu với Trung Quốc hay không mà là làm thế nào để đối đầu tốt nhất với Trung Quốc.

Hàng ngàn người Hong Kong tụ tập tưởng niệm ‘liệt sĩ’.


Người dân tụ tập tại Công viên Tamar, bên ngoài tòa nhà Viện Lập pháp, trong một buổi lễ cầu nguyện và tưởng niệm ở Hong Kong, Trung Quốc, ngày 9 tháng 11, 2019.

Những người biểu tình ở Hong Kong đã tổ chức một buổi tưởng niệm những “liệt sĩ” vào thứ Bảy và nhiều người đòi “báo thù” sau khi một sinh viên chết trong bệnh viện trong tuần này sau khi bị ngã từ trên cao, khơi lên sự phẫn nộ của những người biểu tình ủng hộ dân chủ.
Hàng ngàn người tụ tập ôn hòa trung tại Công viên Tamar bên cạnh các văn phòng chính quyền trung ương ở Hong Kong sau khi họ được cảnh sát cho phép tổ chức cuộc tập hợp vào buổi tối trong một dịp hiếm hoi, Reuters đưa tin.
Những người biểu tình hát những bài hát tưởng niệm và cầm hoa trong khi nhiều người hô vang “báo thù.” Lời kêu gọi này được nghe thấy ngày càng thường xuyên tại các cuộc tập hợp và được tiếp thêm động lực kể từ khi một sinh viên tử vong vào ngày thứ Sáu sau khi rơi từ một bãi đậu xe nhiều tầng trong một cuộc biểu tình, theo Reuters.
Cảnh sát ước tính 7.500 người tham dự buổi tưởng niệm ngày thứ Bảy.
Chow Tsz-lok, 22 tuổi, sinh viên Đại học Khoa học Kĩ thuật Hong Kong (UST) bị ngã hôm thứ Hai khi những người biểu tình đang bị cảnh sát giải tán.
Các cuộc tập hợp thường biến thành xung đột giữa cảnh sát và người biểu tình, gây nên cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất ở lãnh thổ này từ hàng thập niên qua.
Buổi tưởng niệm tối thứ Bảy thu hút sinh viên học sinh, người già và một vài em nhỏ và không có vụ xáo động nào.
Sinh viên học sinh và những người trẻ tuổi đã đi đầu trong số hàng trăm ngàn người Hong Kong xuống đường biểu tình từ hồi tháng 6 để đòi hỏi quyền tự do lớn hơn, trong số những yêu sách khác, và phản đối điều mà họ xem là sự can thiệp của Trung Quốc vào trung tâm tài chính Châu Á này.
Trung Quốc phủ nhận can thiệp vào Hong Kong, lãnh thổ mà Anh đã trao trả lại cho Bắc Kinh cai trị vào năm 1997, và đã quy trách các nước phương Tây kích động biểu tình.

Saturday, November 2, 2019

Người biểu tình đập phá văn phòng Tân Hoa Xã ở Hong Kong.

Văn phòng của hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc tại Hong Kong bị người biểu tình đập phá và ném sơn, Hong Kong, ngày 2 tháng 11, 2019.

Cảnh sát bắn hơi cay vào những người biểu tình mặc đồ đen trên khắp Hong Kong hôm thứ Bảy sau khi họ phóng hỏa các trạm tàu điện ngầm và phá hoại các tòa nhà bao gồm văn phòng của hãng thông tấn Tân Hoa Xã trong những vụ bạo lực nghiêm trọng nhất bùng lên ở thành phố này suốt mấy tuần qua.

Trước đó, cảnh sát cũng đã sử dụng hơi cay trong công viên trung tâm thành phố nơi hàng ngàn người biểu tình - nhiều người tức giận với điều mà họ nói là phản ứng mạnh tay của cảnh sát trong năm tháng biểu tình chống chính phủ - đã tụ tập vào một buổi chiều đầy nắng, Reuters đưa tin.

Một nhóm nhỏ những người biểu tình đeo khẩu trang và mặt nạ sau đó chạy sang khu thương mại trung tâm, qua các con đường có ngân hàng và các cửa hàng trang sức và thời trang cao cấp, nổi lửa đốt những rào chắn đường và ném bom xăng khi cảnh sát chống bạo động và xe chở vòi rồng áp sát.

Người biểu tình tức giận về điều mà họ xem là sự can thiệp của Trung Quốc vào các quyền tự do của Hong Kong, bao gồm cả hệ thống tư pháp, kể từ khi thành phố này được Anh trao trả lại cho Trung Quốc cai trị vào năm 1997. Trung Quốc phủ nhận cáo buộc này.

Người biểu tình sau đó đốt các lối vào của các trạm tàu điện ngầm và lôi hai buồng điện thoại lên khỏi mặt đất để dựng thành hàng rào lửa. Reuters cho biết các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình kéo dài tới đêm khi những người biểu tình rút vào khu vực Vịnh Causeway và băng qua biển sang phía bắc Kowloon.

Một số cửa hàng và cơ sở kinh doanh cũng bị phá hoại bao gồm chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks của Mỹ và văn phòng của hãng tin Tân Hoa Xã.

“Hành động của những kẻ bạo loạn mặc đồ đen một lần nữa cho thấy 'ngăn chặn bạo lực và lập lại trật tự' là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhất của Hong Kong hiện nay,” một phát ngôn viên của Tân Hoa Xã cho biết trong một post đăng trên Facebook, nói thêm rằng cửa văn phòng đã bị đập vỡ và lửa và sơn bị ném vào trong sảnh.

Các hiệp hội truyền thông Hong Kong cũng lên án vụ phá hoại tại Tân Hoa Xã, một trong những biểu tượng quan trọng của đại lục ở Hong Kong, kêu gọi ngừng bạo lực và thúc giục cảnh sát xử lí vấn đề một cách nghiêm túc.

Người biểu tình đã tấn công cảnh sát bằng bom xăng, phóng hỏa trên đường phố và phá hủy các tòa nhà chính phủ và cơ sở kinh doanh bị coi là thân Bắc Kinh trong những tuần gần đây. Một cảnh sát đã bị rạch cổ bằng dao vào tháng trước.

Cảnh sát đã đáp trả bằng hơi cay, vòi rồng, đạn cao su và đôi khi đạn thật. Một số người đã bị thương.

Dữ liệu của chính phủ Hong Kong hôm thứ Năm xác nhận rằng thành phố này lần đầu tiên rơi vào suy thoái trong quý thứ ba kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.


CHIA SẺCảnh sát Anh 'tin rằng 39 nạn nhân là người Việt Nam'

Thông cáo của cảnh sát nói họ đang giữ liên lạc với chính phủ Việt Nam.

Cảnh sát hạt Essex ngày 1/11 tuyên bố họ nay tin rằng 39 nạn nhân chết trong xe tải là công dân Việt Nam.
Thông cáo của cảnh sát nói họ đang giữ liên lạc với chính phủ Việt Nam.
Cảnh sát cũng liên lạc với nhiều gia đình ở Việt Nam và Anh.
“Chúng tôi tin rằng đã xác định được gia đình của một số nạn nhân,” thông cáo cảnh sát hạt Essex cho biết.
Tuy nhiên, cảnh sát Essex giải thích vẫn chưa thu thập đủ bằng chứng để nộp cho chuyên gia giảo nghiệm cao cấp của Anh.
Vì thế, “chúng tôi lúc này chưa thể công bố danh tính của bất kỳ nạn nhân nào”, thông cáo cho hay.
Cảnh sát Essex khẳng định họ sẽ tiếp tục “hợp tác chặt chẽ” với chính phủ Việt Nam và các nước nhằm xác minh danh tính nạn nhân.
Cảnh sát nhắc lại kêu gọi những ai có thông tin hãy liên lạc với cảnh sát hạt Essex.
Cảnh sát Essex kêu gọi những ai có thông tin hãy vào trang web mipp.police.uk để liên lạc.
Hoặc họ cũng có thể gọi vào số on 0800 056 0944 nếu ở Anh, và số 0044 207 158 0010 nếu gọi từ nước ngoài.


Từ 'box people' ('thùng nhân') xuất hiện trên báo Anh

Tờ báo Anh the Independent hôm 2/11 có bài báo tựa đề "Vietnamese smugglers call it the 'CO2' route: How the 'box people' travel to Europe" (Những kẻ buôn người gọi đây là tuyến 'CO2': các 'thùng nhân' sang châu Âu ra sao?'
Bài có đoạn viết:
"So với các con đường khác - "tuyến VIP" có khách sạn nghỉ đêm và ghế ngồi trên buồng lái xe tải - chuyến đi trong các container ngột ngạt có thể rất gian nan đối với những người mà dân Việt Nam gọi là "thùng nhân", những người đi sau các 'thuyền nhân' rời Việt Nam sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975."