Quang cảnh một buổi tập hợp cầu
nguyện để thể hiện sự ủng hộ đối với người biểu tình ủng hộ dân chủ ở
Hong Kong vào ngày 19 tháng 10, 2019.
Các nhà lãnh đạo ủng hộ dân chủ kêu gọi người dân Hong Kong tham gia
một cuộc tuần hành chống chính phủ vào Chủ nhật bất chấp nguy cơ bị bắt
giữ, sau khi cảnh sát cấm cuộc tụ tập được coi là một phép thử đối với
sức mạnh của phong trào phản kháng sau nhiều tháng bất ổn.
Cảnh sát tuyên bố cuộc tuần hành là bất hợp pháp vào ngày thứ Sáu lấy lí do lo ngại về an toàn công cộng, và một tòa án vào thứ Bảy cho biết điểm đến của cuộc tuần hành - một đầu mối đường sắt chính với Trung Quốc đại lục - có thể bị tấn công và phá hoại.
Những người biểu tình kiên định nhất trong những tuần gần đây đã nhắm mục tiêu vào các cơ sở kinh doanh từ Trung Quốc đại lục, xịt sơn bôi bẩn và đôi khi châm lửa đốt, trong khi những người Trung Quốc đại lục sống ở Hong Kong đã bắt đầu bày tỏ lo ngại về sự an toàn của chính họ.
“Chúng tôi kêu gọi người dân Hong Kong... tập hợp một cách ôn hòa, tuần hành một cách ôn hòa, để cho cả thế giới thấy chúng tôi vẫn thiết tha với năm yêu sách,” nhà vận động Leung Kwok-hung nói vào ngày thứ Bảy, tuyên bố cuộc biểu tình sẽ xúc tiến.
Những đòi hỏi của người biểu tình bao gồm quyền phổ thông đầu phiếu, một cuộc điều tra độc lập về hành động của cảnh sát nhắm vào người biểu tình, ân xá cho những người bị buộc tội và chấm dứt mô tả người biểu tình là những kẻ bạo loạn.
Trước đây, hàng ngàn người đã thách thức cảnh sát và tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ mà không được cho phép, thường là ôn hòa khi bắt đầu nhưng trở nên bạo lực vào ban đêm. Người biểu tình ném gạch và bom xăng vào cảnh sát và cảnh sát đáp trả bằng dùi cui và hơi cay trên những con đường của thành phố.
Nhà lãnh đạo Hong Kong, Trưởng quan Hành chính Carrie Lam, đã bác bỏ những đòi hỏi của người biểu tình và vào ngày thứ Bảy bày tỏ ủng hộ việc cảnh sát sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình, giữa những chỉ trích về những chiến thuật nặng tay.
Hong Kong tương đối yên bình trong hai tuần qua sau khi các cuộc biểu tình bạo lực khiến nhà chức trách thành phố ban hành luật về tình trạng khẩn cấp thời thuộc địa.
Người biểu tình lo ngại rằng Bắc Kinh đang làm xói mòn các quyền tự mà người dân Hong Kong được hưởng khi Anh trao lại thành phố này cho Trung Quốc cai trị vào năm 1997.
Trung Quốc phủ nhận cáo buộc và quy trách các nước ngoài như Mỹ và Anh kích động bất ổn.
Cảnh sát tuyên bố cuộc tuần hành là bất hợp pháp vào ngày thứ Sáu lấy lí do lo ngại về an toàn công cộng, và một tòa án vào thứ Bảy cho biết điểm đến của cuộc tuần hành - một đầu mối đường sắt chính với Trung Quốc đại lục - có thể bị tấn công và phá hoại.
Những người biểu tình kiên định nhất trong những tuần gần đây đã nhắm mục tiêu vào các cơ sở kinh doanh từ Trung Quốc đại lục, xịt sơn bôi bẩn và đôi khi châm lửa đốt, trong khi những người Trung Quốc đại lục sống ở Hong Kong đã bắt đầu bày tỏ lo ngại về sự an toàn của chính họ.
“Chúng tôi kêu gọi người dân Hong Kong... tập hợp một cách ôn hòa, tuần hành một cách ôn hòa, để cho cả thế giới thấy chúng tôi vẫn thiết tha với năm yêu sách,” nhà vận động Leung Kwok-hung nói vào ngày thứ Bảy, tuyên bố cuộc biểu tình sẽ xúc tiến.
Những đòi hỏi của người biểu tình bao gồm quyền phổ thông đầu phiếu, một cuộc điều tra độc lập về hành động của cảnh sát nhắm vào người biểu tình, ân xá cho những người bị buộc tội và chấm dứt mô tả người biểu tình là những kẻ bạo loạn.
Trước đây, hàng ngàn người đã thách thức cảnh sát và tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ mà không được cho phép, thường là ôn hòa khi bắt đầu nhưng trở nên bạo lực vào ban đêm. Người biểu tình ném gạch và bom xăng vào cảnh sát và cảnh sát đáp trả bằng dùi cui và hơi cay trên những con đường của thành phố.
Nhà lãnh đạo Hong Kong, Trưởng quan Hành chính Carrie Lam, đã bác bỏ những đòi hỏi của người biểu tình và vào ngày thứ Bảy bày tỏ ủng hộ việc cảnh sát sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình, giữa những chỉ trích về những chiến thuật nặng tay.
Hong Kong tương đối yên bình trong hai tuần qua sau khi các cuộc biểu tình bạo lực khiến nhà chức trách thành phố ban hành luật về tình trạng khẩn cấp thời thuộc địa.
Người biểu tình lo ngại rằng Bắc Kinh đang làm xói mòn các quyền tự mà người dân Hong Kong được hưởng khi Anh trao lại thành phố này cho Trung Quốc cai trị vào năm 1997.
Trung Quốc phủ nhận cáo buộc và quy trách các nước ngoài như Mỹ và Anh kích động bất ổn.
No comments:
Post a Comment