Monday, October 28, 2019

Thủ tướng Anh ký sổ tang, tưởng niệm 39 nạn nhân chết trong thùng xe tải.

Nhưng những người theo "việt cộng" thì đang dè bỉu, công kích, bôi nhọ những nạn nhân xấu số này, như là kẻ thù chế độ!
 

Biểu tình leo thang, Hong Kong rơi vào suy thoái.

Những người Việt liều mạng để vào Anh.

Lucy Williamson
BBC News, Pháp

Cách bờ biển Pháp khoảng một giờ lái xe, khoảng mười người đàn ông Việt Nam uống trà bên lửa trại trong khi chờ cuộc điện thoại từ một người đàn ông mà họ gọi là "ông chủ". Một người Afghanistan, họ cho biết, sẽ mở các thùng chứa hàng trong bãi xe tải gần đó và nhốt họ vào trong.

Đức đã trả trước 33.200 đôla cho hành trình từ Việt Nam đến London - qua Nga, Ba Lan, Đức và Pháp. Chuyến đi này, Đức nói, do một đầu mối ở Việt Nam tổ chức.

"Tôi có một vài người bạn người Việt ở Anh, họ sẽ giúp tôi tìm việc khi tôi đến đó," Đức nói với tôi. "Những bạn này giúp tôi lên xe tải hoặc xe chở hàng đi qua biên giới."

An ninh trong khu đậu xe tải gần đó lỏng lẻo hơn so với các bãi xe quanh các cảng xa hơn ở phía bắc. Nhưng rất ít người ở đây vượt qua được lực lượng kiểm soát biên giới.

Chúng tôi được cho biết đường giây đưa người nhập cảnh lậu có hai hạng dịch vụ; người trả nhiều tiền hơn cho chuyến đi đến Anh thì không cần phải tìm vận may trong những thùng xe tải, mà sử dụng bãi xe này như một trại trung chuyển trước khi được hộ tống đi chặng cuối hành trình.

Một tay buôn lậu người Việt, được một tờ báo Pháp phỏng vấn vài năm trước, mô tả ba cấp gói 'vượt biên' này. Cấp cao nhất cho phép người di cư lên xe tải và ngủ trong khách sạn. Cấp thấp nhất được đặt biệt danh là "không khí", hay còn gọi là "CO2" - ám chỉ việc thiếu không khí trong các thùng hàng.

Một tình nguyện viên địa phương trong trại nói với chúng tôi rằng họ đã thấy những người đàn ông Việt và Anh lái xe Mercedes đến thăm người di cư ở đây. Và rằng một khi người di cư đến được Anh quốc, một số phải đi làm trong các trang trại cần sa, sau đó mọi liên lạc đều chấm dứt.

Đức cho tôi biết anh cần một công việc ở Anh để trả nợ tiền vay cho hành trình của mình."Chúng tôi có thể làm bất cứ điều gì", anh nói, "công việc xây dựng, quán bar hay làm móng, nhà hàng hoặc các công việc khác."Báo cáo của một trong những tổ chức từ thiện lớn nhất của Pháp mô tả những kẻ đưa người nhập cảnh lậu nói với người di dân Việt Nam rằng xe tải đông lạnh giúp họ có nhiều cơ hội tránh bị phát hiện hơn và đưa cho mỗi người một túi nhôm để phủ trên đầu khi đi qua máy quét ở biên giới.Không ai ở đây nghe nói về 39 người được phát hiện đã chết trong tuần này.Hành trình này là hành trình tới tự do, một người nói .

Sunday, October 27, 2019

Mong cho họ được bình yên, ở một thế giới khác họ sẽ không phải từ bỏ quê hương để mưu sinh, không phải liều mình trên những chuyến xe sinh tử, không phải lạnh lẽo ra đi giữa những kiện hàng, mong cho họ được làm NGƯỜI cho đúng nghĩa, và không bao giờ có thêm ai nữa phải liều mình làm “người rơm”.


“NGƯỜI RƠM” & NHỮNG CÂU CHUYỆN BUỒN TỪ CALAIS
Mấy hôm nay, mọi người xôn xao về thông tin 39 người trung quốc bị chết ngạt trong một chiếc container ở Anh. Mình đã định im lặng tiếc thương cho họ, những con người vắn số, và vẫn thầm nguyện cầu điều tồi tệ mình đang nghĩ sẽ không là sự thật: có ai trong số đó là người Việt- đồng bào của mình, là con của một bà mẹ nghèo ở một miền quê nào đó....Là một người sống ở Anh đủ lâu, với những điều mắt thấy tai nghe, với những năm tháng làm phiên dịch cho cảnh sát Anh, mình rất biết họ là ai, họ đến từ đâu và cuộc hành trình của họ sẽ đi về đâu - những “người rơm” kém may mắn. Và mình quyết định kể những gì mình biết, hi vọng sẽ không có thêm nỗi đau nào tương tự sẽ diễn ra nữa...
“Người rơm” là một từ cay đắng, chất chứa cả máu - nước mắt và vô vàn những gian khó, tủi nhục không dễ nói thành lời, mà cộng đồng người Việt Nam ở Anh dùng để nhắc tới những người nhập cư bất hợp pháp. Vì sao lại là “rơm”? Vì một khi bước vào con đường này, bạn hãy chấp nhận sinh mệnh của mình sẽ chỉ còn như rơm - như rạ, những thứ vô giá trị. Những cuốn hộ chiếu Việt Nam bị vứt bỏ hoặc đốt đi ngay khi “đường dây” đưa họ tới một nước Châu Âu nào đó qua con đường du lịch; nhằm chối bỏ quốc tịch, chính thức bước vào giai đoạn “sống không ai biết - chết không ai hay”. Bởi lẽ ở Châu Âu có luật về tị nạn, nếu bạn bị phát hiện nhập cư trái phép và bị từ chối tị nạn, sẽ bị trục xuất về đất nước trước đó bạn đã đi qua. Nếu là người không quốc tịch (không còn hộ chiếu), sự việc bại lộ, họ sẽ bị trục xuất về Pháp, về Đức, về Bỉ.....hay một nước Châu Âu nào đó, chứ không phải là Việt Nam; và như thế có nghĩa là còn cơ hội....trốn tiếp. Đó là lý do, khi mở chiếc container tử thần kia ra, cảnh sát Anh sẽ dựa vào tóc đen da vàng mà tạm thời nhận định các nạn nhân là người trung quốc chứ chắc chắn họ sẽ không có một dấu hiệu nào, một mẩu giấy tờ nào dính dáng đến nơi mà họ thực sự xuất phát.
Và hầu hết các con đường sẽ đều dẫn họ đến những bãi xe hàng ở thành phố cảng Calais (Pháp) - đầu bên này của đường hầm xuyên qua eo biển Manche, nối liền Anh với đại lục Châu Âu. Từ đây, đoạn cam go nhất của cuộc hành trình sinh tử bắt đầu. Người “tị nạn” người nhập cư từ khắp nơi chứ không riêng Việt Nam tập kết ở đây, sống lay lắt, tạm bợ trong những lều lán trong rừng để chờ cơ hội vượt biên vào Anh. Các tổ chức nhân đạo của Pháp ra sức trợ giúp cho cộng đồng tị nạn bằng tất cả những gì họ có: chăn gối, quần áo cũ, thực phẩm....nhưng Khổ thì vẫn là Khổ.
Và khi màn đêm buông xuống, từng tốp người lẻn vào các bãi xe hàng tìm các chuyến xe sẽ sang Anh, rạch bạt chui vào nằm im lẫn giữa hàng hoá; hoặc cắt kẹp chì chui vào những container. Nếu là đường dây VIP, tài xế biết sự có mặt của bạn trên xe của họ, còn đường dây thường, thì thường là lên lén lút. May mắn vượt qua trạm kiểm soát biên giới, sang đến đất Anh, tài xế VIP sẽ dừng ở một cây xăng hay một trạm nghỉ chân để cho những vị khách quá giang xuống. Còn nếu không qua rào cản máy tầm nhiệt hoặc bị chó nghiệp vụ ngửi thấy, thì......đi về, hôm sau ra nhảy xe tiếp, cho đến khi thành công thì thôi. Cảnh sát Pháp cũng chẳng buồn để tâm hay bắt bớ những người này vì họ thừa hiểu, đã có mặt ở đây thì đích đến chỉ có thể là Anh. Cướp bóc lẫn nhau, cưỡng bức, thậm chí những vụ giết người....trong một cộng đồng hỗn tạp, vô chính phủ và không ai bảo vệ là chuyện không quá khó hiểu.
Container đông lạnh là lựa chọn được ưa thích vì có khả năng cao thoát được máy quét tầm nhiệt nếu như thuộc đường dây VIP. Và 39 người xấu số kia đã không thể đặt chân xuống “xứ sở thiên đường” vì chiếc xe đã vào thẳng một khu công nghiệp, vượt quá thời gian họ có thể chịu đựng.
Và nếu có đủ may mắn để sống sót và lành lặn đặt chân xuống đất Anh, con đường chờ đợi họ cũng sẽ không phải là đã hết chông gai. Để tự nguyện trở thành “một nạn nhân của đường dây buôn người” - như cách gọi của truyền thông, họ thường phải bỏ ra cả tỷ đồng tiền lộ phí. Là những cuốn sổ đỏ cắm vào ngân hàng, là những món nợ vay lãi cao.....họ chỉ có một lựa chọn: kiếm tiền bằng mọi giá, mọi cách để trả nợ và nuôi tiếp ước mơ đổi đời và hi vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn như lời anh A chị B gì đó là láng giềng, là họ hàng đã đi trước và “chia sẻ kinh nghiệm”. Những nhà hàng, những tiệm nail.....cũng không hẳn là rộng cửa chờ họ, vì án phạt của việc sử dụng người lao động bất hợp pháp rất nặng, con đường càng hẹp lại dẫn đến những ngôi nhà tuyết không bám nổi trên nóc: những trại trồng cỏ (cần sa) bất hợp pháp - nơi mà rất nhiều, rất nhiều người ở quê nhà nghĩ rằng sẽ dễ dàng kiếm được số tiền lớn để “hoàn vốn” và đổi đời. Và thỉnh thoảng, lại có những lời kêu gọi trong cộng đồng để quyên góp tiền để đưa ai đó về nước vì “tai nạn lao động” - những vụ tai nạn chết người do điện hay sự cố trong những ngôi nhà bí ẩn. Nhiều người trong số họ đã vĩnh viễn không thể trở về, nhưng là “rơm” - nên họ, những người nằm lại nơi đất khách, cũng không nằm trong bất kỳ một cuộc thống kê chính thức nào. Nếu họ may mắn vượt qua được những tháng ngày tăm tối đó, những chiếc container sẽ lại tiếp tục vào Anh, chở theo con họ, cháu họ, anh em họ, và cả những người láng giềng ngưỡng mộ những cái nhà to lớn họ gửi tiền về xây.
Không oán trách, không phán xét, cá nhân mình chỉ thấy một nỗi buồn sâu sắc trước số phận của những “người rơm” - những người đồng bào không được thừa nhận, những người Việt Nam máu đỏ da vàng bị mắc kẹt giữa hai thế giới: thế giới của những khoản nợ xen lẫn những hi vọng đổi đời - những chờ mong khắc khoải của gia đình từ những miền quê nghèo khó; và thế giới của những hiểm nguy, gian khó nơi xứ người mà phần lớn họ nuốt nước mắt vào trong mà giấu riêng cho mình. Đính kèm những lệnh chuyển tiền, họ đều chọn gửi về quê nhà qua Facetime, Messenger nụ cười và những tấm hình lung linh nơi đất khách; và giữ lại vẹn nguyên những dòng nước mắt đắng cay.
Ai cũng có một đời để sống, có quyền được chọn cách sẽ sống thế nào, sống ở đâu....nhưng cũng đâu phải ai cũng may mắn có khả năng để đi du học, hay đi sang xứ người bằng cánh cửa rộng để theo đuổi ước mơ thay đổi cuộc đời. Chúng ta hãy ngưng phán xét, ngưng trách móc, ngưng nói đến những điều lớn lao, những nguyên nhân vĩ mô.....hãy dành một chút im lặng để cảm thông với những gia đình đang ở tận đáy của sự đau thương. Dù là người Việt Nam - người trung quốc hay người gì chăng nữa, thì cũng là đồng loại của chúng ta, và họ được quyền yên nghỉ sau quá nhiều những đau đớn - hoảng loạn lúc cuối đời.
Mong cho họ được bình yên, ở một thế giới khác họ sẽ không phải từ bỏ quê hương để mưu sinh, không phải liều mình trên những chuyến xe sinh tử, không phải lạnh lẽo ra đi giữa những kiện hàng, mong cho họ được làm NGƯỜI cho đúng nghĩa, và không bao giờ có thêm ai nữa phải liều mình làm “người rơm”.
Nỗi đau này của họ hay của tất cả chúng ta, một dân tộc đã hết chiến tranh nhưng vẫn còn quá nhiều nỗi đau để khóc? Thương lắm, Việt Nam ơi...
Sưu tầm
- Hoàng Huy -

Hành trình người Việt sang Anh, thiên đường hay địa ngục?


27 tháng 10 2019

Để đến được Vương Quốc Anh thì đó là một sự vô cùng may mắn của người Việt, bởi đó là giữa sự sống và cái chết, giữa thiên đường và địa ngục.
Ngày 24 tháng 10 năm 2019, báo chí Anh và quốc tế đưa tin có 39 người nhập cảnh lậu vào Anh bằng công ten nơ đã bị chết tại khu công nghiệp Waterglade, thị trấn Grays( Essex, Anh Quốc).
Tôi đã sang Vương Quốc Anh 5 lần, và lần nào cũng tiếp xúc với cộng đồng người Việt đang tị nạn tại đó. Tôi đã được nghe rất nhiều câu chuyện khác nhau về hành trình từ Việt Nam sang Anh của người Việt.
Ban đầu chỉ xác định có một người Việt Nam là cô Phạm Thị Trà My, 26 tuổi, quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Nhưng tới nay đã xác định được 25 nạn nhân là người Việt. Và rất có thể tất cả các nạn nhân đều là người Việt.
Sự kiện này đã gây chấn động nước Anh và người Việt khắp nơi trên thế giới. Đêm ngày 25 tháng 10, hàng ngàn người Anh đã thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân.
Cộng đồng người Việt trên các trang mạng xã hội đã bày tỏ nỗi xót thương với những người đồng bào của mình đã thiệt mạng một cách oan ức, đau đớn trên đất khách, quê người.
Trong khi đó nhà cầm quyền cộng sản vẫn im lặng.



Mặc dù việc người Việt phải bỏ quê hương, Tổ quốc ra đi để tị nạn chính trị hay mưu cầu cuộc sống hạnh phúc đều do tội lỗi và tội ác của nhà cầm quyền cộng sản gây ra.
Đất nước Việt Nam được Thượng Đế ưu ái ban cho nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng từ dầu khí, tới các loại quặng quí hiếm như: đất hiếm, vonfram, titan, vàng,... Những thứ mà các quốc gia như Nhật Bản, Hàn quốc, Đài Loan, Singapore thèm khát mà không bao giờ có. Tất cả các nguồn tài nguyên thiên đủ cho Việt Nam xây dựng và phát triển thành một cường quốc của châu Á và thế giới.
Nhưng chế độ cộng sản đã khai thác một cách hủy diệt, ô nhiễm môi trường, xuất khẩu thô với giá rẻ, lợi ích thu được chúng chia chác với nhau ăn chơi, mang ra nước ngoài mua nhà cửa.
Thượng Đế cũng cho Việt Nam có một vị trí địa lý tuyệt vời.
Thời tiết, khí hậu cho phép nền nông nghiệp Việt Nam canh tác bốn mùa, với đất đai thổ nhưỡng đa dạng cho các loại cây nông nghiệp, cây công nghiệp khác nhau. Trong khi đó các nước Đông Bắc Á hay Âu Châu chỉ canh tác được một mùa.
Việt Nam có bờ biển dài và có nhiều bãi tắm, phong cảnh đẹp bậc nhất thế giới.
Vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quân sự đứng hàng đầu thế giới.
Con người Việt Nam cần cù, chịu khó, thông minh.
Việt Nam có 3 trên 4 yếu tố thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế để trở thành cường quốc là: Tài nguyên thiên nhiên; Vị trí địa lý chiến lược; Con người.
Việt Nam chỉ khác các quốc gia dân chủ, giàu có và thịnh vượng trên thế giới ở thể chế chính trị.
Và chính thể chế chính trị độc đảng cộng sản phi dân chủ đã hủy diệt tất cả các lợi thế, các yếu tố thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước.
Và thể chế chính trị độc đảng cộng sản đã vi phạm nhân quyền, tước đoạt các quyền con người, cai trị nhân dân một cách độc đoán và bất công. Làm cho đất nước nghèo nàn lạc hậu, thế hệ trẻ lớn lên không có tương lai.
Những điều đó đã làm cho hàng triệu người Việt Nam phải rời bỏ tổ quốc ra đi sau 30 tháng 4 năm 1975 và cho tới hiện nay. Để tìm tự do, hàng trăm ngàn người Việt Nam đã bỏ mình trên biển trước đây, và bây giờ là trong công ten nơ.
Trong phần một của bài viết này, tôi xin kể lại những hành trình gian nan mà người Việt phải vượt qua để tới Vương Quốc Anh. Những câu chuyện mà tôi được nghe trực tiếp.
Con đường vào nước Anh gian nan nguy hiểm.
Phần lớn người Việt vào Vương Quốc Anh bằng con đường bất hợp pháp và đầy may rủi.
Con đường vào Anh an toàn nhất (đường VIP) nhưng với chi phí khủng. Để vào được nước Anh từ Pháp hoặc Bỉ bằng con đường này thì người Việt phải chi phí khoảng 15 ngàn Bảng Anh.
Tổ chức đưa người sẽ làm giấy tờ giả, mượn giấy tờ của người khác,... sau đó sẽ thuê người Anh hoặc EU chở bằng xe ô tô, taxi,... vào Anh bằng đường chính thức. Cách này tỷ lệ thành công là 50/50. Nếu bị phát hiện thì bị trục xuất trở lại Pháp và chờ cơ hội khác.
Tổ chức đưa người vào Anh sẽ tìm và thuê những người Anh hoặc các nước EU, thường họ là những người nghiện rượu, ma túy,... và rất cần tiền. Những người được thuê sẽ tập trung ở một địa điểm ở bờ biển nước Pháp, gần tuyến đường hầm sang Anh. Ô tô của họ sẽ được ngụy trang thành những chiếc xe đi câu cá, du lịch, và những người Việt sẽ nằm ở sàn trong rơ móc của những chiếc xe đó, lưới, bạt, dụng cụ câu cá sẽ được che phủ lên trên. Khi đi vào trạm kiểm soát trên đất Anh, những nhân viên an ninh biên phòng của Anh thường ít chú ý đến những chiếc xe này, và những người Việt tới được nước Anh an toàn.
Nếu chẳng may bị an ninh biên giới Anh phát hiện, người chủ xe sẽ chối cãi là những người Việt tự trèo lên khi nào mà họ không biết, có thể những chủ xe sẽ bị xử tù một thời gian. Còn những người Việt bị trục xuất trở lại Pháp và chờ đợi chuyến đi khác.
Tổ chức đưa người cũng thuê những chủ tàu đánh cá người Anh hoặc EU để chở người bằng đường biển. Cách này đôi khi có rủi ro chết người khi bị cảnh sát biển của Anh phát hiện. Có những người chủ tàu sợ bị bắt và bị phạt tù nên ép những người nhập cư lậu nhảy xuống biển. Những người khỏe và biết bơi có cơ may thoát nếu tự bơi vào bờ, nếu không bị cảnh sát bắt và trục xuất trở lại Pháp. Không may thì sẽ bị chết đuối.
Rất nhiều người Việt do không còn tiền, hoặc tiếc tiền mà lựa chọn những cách đi mạo hiểm bằng chính mạng sống của mình. Cách đi này gọi là đi"Cỏ", chi phí khoảng 1,500 Bảng tới 2,000 Bảng.
Tổ chức đưa người sẽ tập kết những người di cư tại những địa điểm mà xe công ten nơ từ các nước EU chở hàng tạm nghỉ trước khi vào Anh. Họ tìm những chỗ ở dưới gầm xe công ten nơ, xe tải để những người Việt có thể nằm hoặc bám vào được. Sau đó những chiếc xe này chở người Việt đi qua đường hầm dưới biển vào Anh. Bằng cách này rất nguy hiểm, nhiều người do ngủ gật, bám không chắc,... bị rơi xuống và bị xe cán chết.
Tổ chức đưa người thuê người mở các công ten nơ ở những bãi tập kết chuẩn bị vào Anh, đưa người Việt di cư lên đó. May mắn thì vào được Anh an toàn, không may bị phát hiện và bị trục xuất trở lại và chờ cơ hội khác. Rủi ro thì bị thiệt mạng khi người mở công ten nơ làm cẩu thả, không mở chỗ để thở.
Đó là những gian nan, nguy hiểm mà người Việt gặp phải trên hành trình đi tìm tự do và mưu cầu hạnh phúc.
Trong phần hai của bài viết, tôi sẽ viết về hành trình trước khi tới được Pháp hoặc Bỉ để tới nước Anh. Và những nguyên nhân khiến người Việt tìm mọi cách để tới Vương Quốc Anh bất chấp những nguy hiểm đến mạng sống của mình.

Saturday, October 26, 2019

Xin mượn lời nhân vật A Phủ: "Con chó đẻ ra thằng Trọng, con Ngân, thằng Phúc niễng, thằng Thuởng tuyên giáo!"

Hầu hết 39 người được tìm thấy đã chết trong xe tải gần London có thể đến từ Việt Nam, theo lời một linh mục ở một vùng quê thuộc tỉnh Nghệ An nơi nhiều nạn nhân được cho là xuất thân từ đó.



Các thi thể được phát hiện hôm thứ Tư sau khi cơ quan tình huống khẩn cấp được báo về những người bị nhốt trong một container xe tải tại một khu công nghiệp ở Grays, khoảng 32 km về phía đông trung tâm London.

Cảnh sát cho biết ban đầu họ tin rằng người chết là người Trung Quốc nhưng Bắc Kinh cho biết quốc tịch của họ vẫn chưa được xác nhận. Các quan chức Trung Quốc và Việt Nam hiện đang hợp tác chặt chẽ với cảnh sát Anh, đại sứ quán của hai nước cho biết.

Linh mục Anton Đặng Hữu Nam ở huyện Yên Thành thuộc tỉnh Nghệ An, nói với hãng tin Reuters hôm thứ Bảy rằng ông đang liên lạc với người nhà của các nạn nhân.

Ông cho biết các gia đình nói với ông rằng họ biết người thân đang đi tới Anh vào thời điểm chiếc xe container đang chạy và không thể liên lạc được với người thân của họ.

“Theo thông tin tôi được biết, trong đợt này hình như có rất là nhiều, hơn 100 người đang trên đường để đi tìm sự sống cho mình,” ông nói với Reuters. “Có những gia đình đã xác định được con của mình đã ra đi trong chuyến đi định mệnh này.”

Vào chiều tối ngày thứ Bảy, linh mục Nam cùng khoảng 500 giáo dân cầu nguyện cho người chết khi họ thắp nến tưởng niệm trong nhà thờ ở Yên Thành, Reuters tường thuật.


Friday, October 25, 2019

Đài Loan: Hàng chục người Việt họp báo, nộp đơn kháng cáo vụ kiện Formosa.

Người Việt biểu tình trước Tòa án Quận Đài Bắc, Đài Loan hôm 24/10/2019 (Photo: RFA)
Sáng ngày 24 tháng 10 năm 2019, hàng chục người Việt, đại diện Hội Công lý cho nạn nhân Formosa cùng với các tổ chức phi chính phủ của Đài Loan đến trước Tòa án Quận Đài Bắc họp báo, hô khẩu hiệu đề nghị tòa thượng thẩm đem vụ án ra xét xử.
Trước đó, vào ngày 14 tháng 10, Tòa án Quận Đài Bắc đã bác đơn kiện của Hội Công lý cho nạn nhân Formosa đại diện cho 7.875 nạn nhân ở Việt Nam kiện công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh để đòi bồi thường thiệt hại.
Lý do được đưa ra là tòa không có thẩm quyền xét xử và khuyên những nạn nhân kiện công ty này ngay tại Việt Nam.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng, cố vấn cho Hội Công lý cho nạn nhân Formosa cho biết ông rất hy vọng vào vụ kiện này:
“Tôi luôn hy vọng vụ án này sẽ được khởi động lại. Bên Viện Tư Pháp (Đài Loan) phải có sự thay đổi về cơ chế, về luật pháp để những vụ kiện như thế này được xét xử ở Đài Loan.
Lý do là bởi vì những công ty của Đài Loan ra nước ngoài làm ăn và chính những công ty đó là người Đài Loan đi làm ô nhiễm môi trường sống, vi phạm nhân quyền của các nước khác,” ông Hùng nói.
Cũng theo vị linh mục có nhiều năm trợ giúp cô dâu và công nhân Việt Nam tại Đài Loan thì ngay tại những quốc gia đó, người dân không có quyền lên tiếng nói và chính phủ Đài Loan phải có trách nhiệm để xử lý những công ty như vậy đúng với tinh thần “Dựa trên Nhân Quyền Đài Loan lập quốc”.
Sau buổi họp báo, những người này cũng tuần hành sang Viện Tư pháp của Đài Loan trao kháng thư cho đại diện Viện này nhằm yêu cầu xem xét các quy định liên quan đến thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Hôm 11 tháng 6 năm 2019, các nạn nhân Việt Nam đã đệ đơn kiện công ty Formosa Hà Tĩnh tại Đài Bắc, Đài Loan.
Có 7.875 nguyên đơn trong vụ án này với nhóm đầu tiên 51 nguyên đơn yêu cầu bồi thường 4 triệu USD, trong khi thiệt hại của các nguyên đơn còn lại sẽ được xác định sau đó.
Đến ngày 13 tháng 6, Tòa án Quận Đài Bắc đã yêu cầu các nguyên đơn Việt Nam trả án phí 1,2 triệu Đài tệ, tức là khoảng 40 ngàn USD để tiến hành vụ án.
Tuy nhiên, vào ngày 14 tháng 10, Tòa án Quận Đài Bắc phán quyết rằng vụ kiện này không thuộc thẩm quyền của mình và đã bác bỏ vụ kiện này.

Sunday, October 20, 2019

Người Mỹ biểu tình chống Trung Quốc tại trận đấu bóng rổ NBA.


Hàng chục khán giả tại một trận bóng rổ ở Mỹ đã giơ biểu ngữ và mặc áo phông và đeo mặt nạ để ủng hộ các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Người biểu tình tập trung trong trận đấu ở New York giữa hai đội Brooklyn Nets và Toronto Raptors.
Động thái này được tổ chức bởi nhà sản xuất phim Andrew Duncan, người đã mua 300 vé cho các nhà hoạt động vào sân bóng.
Sự việc xảy ra trong bối cảnh đang có căng thẳng liên tục giữa Trung Quốc và NBA về các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Hình ảnh về trận đấu hôm thứ Sáu cho thấy những người biểu tình mặc áo phông có in chữ "Stand With Hong Kong" (Đứng lên cùng Hong Kong) và "Free Tibet" (Hãy trả tự do cho Tây Tạng).Hai người được trông thấy mặc trang phục Winnie-the-Pooh. Chú gấu hoạt hình hay được sử dụng để chế nhạo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và bị cấm ở Trung Quốc.
Hình ảnh cuộc biểu tình đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Trong số những người biểu tình có nhà hoạt động Hong Kong, Nathan Law, cựu chủ tịch của Demosisto, một đảng ủng hộ dân chủ mà anh đồng sáng lập với nhà hoạt động trẻ tuổi nổi tiếng Joshua Wong.
"Chúng tôi muốn sử dụng nghệ thuật trình diễn của mình để thể hiện sự ủng hộ của chúng tôi đối với Hong Kong và NBA", một khán giả khác, Chen Pokong, 55 tuổi, nói với tờ New York Post. "[Trung Quốc muốn] lấy đi quyền tự do ngôn luận và bây giờ truyền bá chế độ độc tài sang Mỹ."
Truyền thông địa phương cho biết một số người biểu tình đã bị đưa ra khỏi khán đài vì đã hô hào.
Các cuộc biểu tình tương tự đã được tổ chức tại các trận đấu khác giữa các đội Mỹ và Trung Quốc. Đầu tháng này, trong trận đấu giữa Philadelphia 76ers và Quảng Châu Loong-Lions, hai người đã bị yêu cầu rời đi vì cầm các biểu ngữ ủng hộ các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Trong một trận đấu khác giữa Loong-Lions và Washington Wizards, truyền thông địa phương cho biết những biểu ngữ có lời kêu gọi ủng hộ Hong Kong đã bị tịch thu.
Nhưng cuộc biểu tình hôm thứ Sáu là lần đầu tiên được tổ chức trong một trận đấu giữa hai đội thuộc liên đoàn bóng rổ Hoa Kỳ (NBA).
Cuộc tranh cãi giữa liên đoàn và chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu vào đầu tháng này sau khi quản lý của Houston Rockets, Daryl Morey đăng dòng tweet ủng hộ các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Kết quả, một số công ty Trung Quốc đã đình chỉ các hợp đồng tài trợ và truyền hình với NBA - một cú đánh tài chính lớn cho giải đấu, vốn có hàng triệu người theo dõi ở Trung Quốc.

Ở Hong Kong tuần này, nhiều người biểu tình đã đốt áo thi đấu mang số của ngôi sao Mỹ LeBrone James sau lời phát ngôn của ông về Daryl Morey
Rockets và NBA nhanh chóng tạo khoảng cách với dòng tweet của ông Morey, trong khi siêu sao bóng rổ LeBron James cho rằng người quản lý của Rockets "không được nhận thức đầy đủ về tình hình" ở Hong Kong.
Chủ sở hữu của Brooklyn Nets, Joe Tsai - đồng thời là phó chủ tịch của tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Trung Quốc Alibaba - cũng đã chỉ trích ông Morey vì dòng tweet "gây tổn hại" của ông, nói rằng ông đã đánh giá sai về việc nhiều người Trung Quốc cảm thấy thế nào về Hong Kong.
"Ủng hộ phong trào ly khai trên lãnh thổ Trung Quốc là một trong những vấn đề vô cùng tranh cãi, không chỉ đối với chính phủ Trung Quốc, mà còn đối với tất cả người dân ở Trung Quốc," ông Tsai nói thêm.
Kể từ đó, ông Morey đã rút lại dòng tweet trên của mình. nhưng các nhà lập pháp Hoa Kỳ ở cả hai đảng đối lập đều đã cáo buộc NBA cúi đầu trước Bắc Kinh.


Saturday, October 19, 2019

Chinese Communists are pushing the great Chinese people into a war against the civilized world!

Quang cảnh một buổi tập hợp cầu nguyện để thể hiện sự ủng hộ đối với người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong vào ngày 19 tháng 10, 2019.

Các nhà lãnh đạo ủng hộ dân chủ kêu gọi người dân Hong Kong tham gia một cuộc tuần hành chống chính phủ vào Chủ nhật bất chấp nguy cơ bị bắt giữ, sau khi cảnh sát cấm cuộc tụ tập được coi là một phép thử đối với sức mạnh của phong trào phản kháng sau nhiều tháng bất ổn.
Cảnh sát tuyên bố cuộc tuần hành là bất hợp pháp vào ngày thứ Sáu lấy lí do lo ngại về an toàn công cộng, và một tòa án vào thứ Bảy cho biết điểm đến của cuộc tuần hành - một đầu mối đường sắt chính với Trung Quốc đại lục - có thể bị tấn công và phá hoại.
Những người biểu tình kiên định nhất trong những tuần gần đây đã nhắm mục tiêu vào các cơ sở kinh doanh từ Trung Quốc đại lục, xịt sơn bôi bẩn và đôi khi châm lửa đốt, trong khi những người Trung Quốc đại lục sống ở Hong Kong đã bắt đầu bày tỏ lo ngại về sự an toàn của chính họ.
“Chúng tôi kêu gọi người dân Hong Kong... tập hợp một cách ôn hòa, tuần hành một cách ôn hòa, để cho cả thế giới thấy chúng tôi vẫn thiết tha với năm yêu sách,” nhà vận động Leung Kwok-hung nói vào ngày thứ Bảy, tuyên bố cuộc biểu tình sẽ xúc tiến.
Những đòi hỏi của người biểu tình bao gồm quyền phổ thông đầu phiếu, một cuộc điều tra độc lập về hành động của cảnh sát nhắm vào người biểu tình, ân xá cho những người bị buộc tội và chấm dứt mô tả người biểu tình là những kẻ bạo loạn.
Trước đây, hàng ngàn người đã thách thức cảnh sát và tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ mà không được cho phép, thường là ôn hòa khi bắt đầu nhưng trở nên bạo lực vào ban đêm. Người biểu tình ném gạch và bom xăng vào cảnh sát và cảnh sát đáp trả bằng dùi cui và hơi cay trên những con đường của thành phố.
Nhà lãnh đạo Hong Kong, Trưởng quan Hành chính Carrie Lam, đã bác bỏ những đòi hỏi của người biểu tình và vào ngày thứ Bảy bày tỏ ủng hộ việc cảnh sát sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình, giữa những chỉ trích về những chiến thuật nặng tay.
Hong Kong tương đối yên bình trong hai tuần qua sau khi các cuộc biểu tình bạo lực khiến nhà chức trách thành phố ban hành luật về tình trạng khẩn cấp thời thuộc địa.
Người biểu tình lo ngại rằng Bắc Kinh đang làm xói mòn các quyền tự mà người dân Hong Kong được hưởng khi Anh trao lại thành phố này cho Trung Quốc cai trị vào năm 1997.
Trung Quốc phủ nhận cáo buộc và quy trách các nước ngoài như Mỹ và Anh kích động bất ổn.

Think about destroying these most vile, cruel, scum and dishonest communists, Great Chinese People!


SAU 14 NĂM, TQ MỚI CHO CHÔN TRIỆU TỬ DƯƠNG - LÃNH ĐẠO PHE CẢI CÁCH BỊ THANH TRỪNG.

Friday, October 18, 2019

Chinese communists understand that if they "declare war" this time, they will be a great prey for all hunters to release bullets. They are not afraid of the voice of righteousness, but they cannot forget their continent many times in history, divided into pieces by humiliately failed wars. And, this time, what will be the fate of the communists?

Hong Kong: Tại sao Bắc Kinh chưa quyết liệt dẹp tan biểu tình? 

Tina Hà Giang BBC Vietnames
 Pro-democracy protesters hold a banner as they march during a rally ahead of Hong Kong Chief Executive Carrie Lams annual policy speech outside of Central Government Complex on October 16, 2019 in Hong Kong, China.
Việc ông Tập Cận Bình vừa cảnh báo bất cứ nỗ lực chia rẽ Trung Quốc nào cũng sẽ bị "nghiền thành bột', một lần nữa dấy lên câu hỏi liệu Bắc Kinh có sẽ nghiền nát người biểu tình Hong Kong.
Thật ra thì chẳng cần ông Tập phải đe dọa, câu hỏi này luôn lẩn khuất trong tâm trí của cả người biểu tình Hong Kong lẫn giới quan sát.
Cuộc biểu tình, kéo dài đã hơn bốn tháng, khởi đầu từ phản đối luật dẫn độ nay thành yêu cầu phải có phổ thông đầu phiếu, ngày càng có những lúc trở nên bạo động, cảnh sát Hong Kong cũng ngày càng đàn áp mạnh tay hơn, nhưng không thấy dấu hiệu bên biểu tình sẽ lùi bước.
Tình hình dường như bế tắc.
Trước khi đưa ra cảnh báo nghiêm khắc này trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Nepal hôm 13/10, ông Tập chưa hề trực tiếp nhắc đến cuộc biểu tình tại Hong Kong, vì thế đe dọa này được xem như một cảnh báo hiếm hoi và mạnh mẽ.
Vậy người Hong Kong phản ứng với đe dọa này ra sao?

Vẫn cứ biểu tình

Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt hôm 15/10, từ Hong Kong, luật sư Wilson Leung 梁允信, một thành viên của nhóm Progressive Lawyer Group, nói:
''Tôi không nghĩ rằng cảnh báo của ông Tập sẽ có bất kỳ tác dụng răn đe nào đối với các cuộc biểu tình. Trong vài tháng qua, Bắc Kinh đã đưa ra nhiều đe dọa về việc sử dụng vũ lực, bằng cách phổ biến video về các cuộc diễn tập chống bạo động của quân đội Trung Quốc, và bằng cách đưa ra những tuyên bố cứng rắn qua văn phòng đại diện Hong Kong và Macau. Tuy nhiên, phong trào biểu tình vẫn cứ tiếp tục. Sự giận dữ của người biểu tình lớn đến nỗi dù có thêm nhiều cảnh báo từ Bắc Kinh cũng khó có thể dập tắt tình trạng bất ổn.''
Alison Ng, 24 tuổi, một thiếu nữ Hong Kong thường xuyên tham dự biểu tình, chia sẻ tâm tư với BBC News Tiếng Việt sáng hôm 16/19 :
''Phát biểu này cho thế giới thấy rõ tâm địa tàn ác của Chủ tịch Tập Cận Bình. Tôi đoán chắc ông ta thầm ao ước được nghiền nát đoàn biểu tình lắm, và nếu bưng bít được thông tin tức như hồi Thiên An Môn thì có lẽ ổng đã ra tay lâu rồi.''
Về câu hỏi lời đe dọa 'nghiền thành bột'' của ông Tập Cận Bình có làm người biểu tình phải thối lui không, Alison Ng nói:
''Nhiều người hỏi là cảnh báo của ông Tập có làm người tham dự biểu tình sợ không. Ai cũng nói là có thể sẽ có Thiên An Môn thứ hai. Nếu sợ thì chúng tôi đã không biểu tình liên tục từ mấy tháng qua. Chính quyền không những đã không làm gì để đáp ứng yêu cầu chính đáng của chúng tôi mà còn ngày càng mạnh tay đàn áp như bao phim ảnh đã cho thấy. Cũng may là còn có truyền thông quốc tế và có các trang mạng xã hội để thế giới thấy được sự thật.''
''Và không, chúng tôi sẽ không bỏ cuộc, vẫn cứ biểu tình, nhưng sẽ lỏng như nước (Be Water) còn hơn trước nữa.'' Alison Ng xác định.
Tại 'Kwan Kung Temple - Hongkongers' Press Room' (Phòng tin Đền Quan Công của người Hong Kong), tài liệu Google Doc, nơi lưu giữ một thời khóa biểu của các sự kiện chống luật dẫn độ vẫn được cập nhật với các sinh hoạt từ giờ cho đến hết tháng Mười.

Ba ngày sau khi ông Tập đe dọa sẽ 'nghiền thành bột' những ai chia rẽ Trung Quốc, người Hong Kong vẫn tiếp tục biểu tình

Vạch đỏ chính trị

Bất kể đe dọa của ông Tập Cận Bình có làm phong trào phản kháng chùn bước không, câu hỏi lớn hơn được đặt ra là tại sao Bắc Kinh cho đến giờ vẫn chưa nghiền nát người biểu tình?
Giới quan sát đưa ra những lý giải khác nhau.
Học giả Christine Loh, nhà hoạch định chính sách dưới thời Leung Chun-ying, người tiền nhiệm của Carrie Lam, cũng là tác giả của 'Underground Front,' cuốn sách chứa nhiều chi tiết về hoạt động của Đảng Cộng sản ở Hong Kong cho rằng quyết định đàn áp hay không của Bắc Kinh liên quan đến điều bà gọi là 'vạch đỏ chính trị'.
Bà Loh giải thích:
'Lằn vạch đỏ, vạch đỏ chính trị'' này là, đừng bao giờ kêu gọi độc lập. Đừng đòi bất cứ điều gì lai vãng đến sự kêu gọi độc lập.''
''Tránh xa cái vạch đỏ này, và người Hong Kong có thể có quyền tự chủ rất cao trong những sinh hoạt hàng ngày. Nhưng bây giờ, tình hình có vẻ đang xoay quanh vực thẳm nguy hiểm đó.''
Về điểm này, dường như một số người ủng hộ phong trào đấu tranh của người Hong Kong hiểu rất rõ.
Trong trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt hôm 15/10, luật sư Wilson Leung 梁允信, nhấn mạnh rằng yêu cầu của giới biểu tình là dân chủ và tự trị, chứ không phải độc lập. Ông nói:
''Việc ông Tập Cận Bình nói về các ''lực lượng bên ngoài'' và ''phân rẽ Trung Quốc'', gợi ‎ý sự thiếu hiểu biết đáng lo ngại của Bắc Kinh về các cuộc biểu tình ở Hong Kong, vốn phát xuất tự địa phương (chứ không phải do lực lượng nước ngoài) và về cơ bản kêu gọi sự dân chủ và tự trị (chứ không kêu gọi độc lập). Sự thiếu hiểu biết này có lẽ giải thích tại sao cho đến nay Bắc Kinh đã không thể giải quyết các cuộc biểu tình. Bằng cách chẩn đoán sai tình huống, Bắc Kinh không thể có một phương pháp thích ứng đúng đắn.''

Lo ngại hay tự tin?

Những nhà quan sát còn nhớ đến cuộc đàn áp người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn 30 năm trước lập luận rằng thảm kịch Thiên An Môn tập hai sẽ không xảy ra vì đây là một kịch bản sẽ đưa ra những hậu quả nghiêm trọng.
Một số cho rằng sở dĩ Bắc Kinh đang cố kiềm chế là vì lo ngại bị phương Tây lên án nếu dùng vũ lực quá đáng. Người khác cho rằng Bắc Kinh lo ngại là cuộc đàn áp sẽ làm hỏng vai trò của Hong Kong với tư cách là một trung tâm tài chính cho Trung Quốc.
Tác giả Andrew J. Nathan, trong bài phân tích cái nhìn của Trung Quốc về sự bất ổn của Hong Kong trên trang Foreign Affairs thì nói rằng sở dĩ Bắc Kinh không thẳng tay đàn áp người biểu tình là vì họ tự tin chứ không phải vì lo ngại.
Trích lời hai học giả Trung Quốc (yêu cầu giấu tên) có mối liên hệ với những người trong chế độ, tác giả Andrew Nathan giải thích rằng chính phủ Hong Kong được điều hành bởi một nhánh hành pháp do giới tinh hoa ủng hộ Bắc Kinh chi phối.
Bắc Kinh, theo hai học giả Trung Quốc này, tự tin là vì nhiều yếu tố.
Thứ nhất, đảng Cộng sản Trung Quốc từ lâu đã vun xới giới tinh hoa kinh doanh tại Hong Kong bằng cách cho họ có những điều kiện kinh tế thuận lợi dựa vào đại lục. Đảng CSTQ còn duy trì một số cán bộ trung thành lâu đời hoạt động ngầm tại Hong Kong. Trung Quốc cũng đã củng cố mối quan hệ với phong trào lao động Hong Kong cũng như một số tội phạm ngầm.
Thêm vào đó, Bắc Kinh tin rằng những gì thực sự gây ra sự bất mãn tại đây không phải vì lý do chính trị, mà là do vấn đề kinh tế, đặc biệt là sự kết hợp giữa mức thu nhập trì trệ và tiền thuê nhà tăng ở tốc độ chóng mặt.
Cuối cùng lãnh đạo Trung Quốc cho rằng giới thượng lưu Hong Kong không ủng hộ người biểu tình, trong khi đó những thường dân Hong Kong sợ sự thay đổi sẽ mệt mỏi vì bất ổn kéo dài, vì thế các cuộc biểu tình sẽ dần mất đi sự ủng hộ của công chúng và cuối cùng sẽ chết.
Sự tự tin này sẽ khiến Bắc Kinh yên tâm để cho phong trào đấu tranh chết dần, thay vì phải có những hành động khiến thế giới lên án, hai học giả Trung Quốc dấu tên này phân tích.

Ông Tập suy tính gì?

Lời đe dọa sẽ 'nghiền thành bột' những ai muốn chia rẽ Trung Quốc ông Tập Cận Bình đưa ra hôm 13/10 có thể đã làm cho một số người ngạc nhiên.
Theo Foreign Affairs, trước đó khoảng một tháng, trong bài diễn văn đọc tại trường Central Party School ở Bắc Kinh, mà thính giả là một loạt các đảng viên trẻ ưu tú, ông Tập bác bỏ đề nghị của một số quan chức rằng Trung Quốc nên tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Hong Kong và gửi Quân đội Giải phóng Nhân dân vào để dẹp loạn.
''Điều đó sẽ đưa chúng ta vào một con đường chính trị không thể quay lại'' Foreign Affairs trích lời ông Tập Cận Bình nói.
''Chính quyền trung ương sẽ vô cùng kiên nhẫn, hết sức kiềm chế và để cho [chính quyền khu vực] và lực lượng cảnh sát địa phương giải quyết cuộc khủng hoảng.''
Vẫn theo trang Foreign Affairs, trong một lần nói chuyện khác, ông Tập Cận Bình nói ''Phát triển kinh tế là chìa khóa vàng duy nhất để giải quyết tất cả các vấn đề chúng ta phải đối mặt với Hong Kong ngày nay.''


Bản quyền hình ảnh NurPhoto/Getty ImagesKinh tế rõ ràng là lãnh vực Trung Quốc đang tập trung nỗ lực vào với hy vọng giải quyết nan đề Hong Kong.
Diễn văn thường niên của đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam, phổ biến qua video hôm 16/10 sau khi phiên họp tại Viện Lập pháp bị đình chỉ, tập trung vào bất bình đẳng xã hội và kinh tế sâu sắc tại đây, cam kết đưa ra các chính sách phúc lợi tốt hơn và tăng đáng kể số nhà cho thuê với giá rẻ.
''Mọi người dân Hong Kong và thân nhân sẽ không còn phải lo lắng, hay bận tâm về vấn đề nhà ở, và họ sẽ có thể có một căn hộ riêng ở Hong Kong, thành phố mà tất cả chúng ta đều có phần." Bà Lam khẳng định.
Các đề xuất chính của Carrie Lam là tái phát triển khoảng 700 héc ta (gần 7 triệu mét vuông) đất tư nhân chưa sử dụng làm nhà ở công cộng ở khu vực phía Bắc của thành phố.
Giá nhà tại Hong Kong tăng gấp ba lần trong thập kỷ qua; ngày nay, giá trung bình của một ngôi nhà cao hơn gấp 20 lần tổng thu nhập hàng năm của một hộ gia đình trung bình. Giá thuê trung bình đã tăng gần 25% trong sáu năm qua. Có tới 250.000 người đang chờ được có nhà ở công cộng. Đồng thời, tăng trưởng thu nhập của nhiều cư dân Hong Kong đã giảm xuống dưới mức tăng chung của chi phí sinh hoạt.
Theo một báo cáo chung của Bank of America và Merrill Lynch, phần lớn các lĩnh vực công nghiệp và bất động sản của Hong Kong bị chi phối bởi một số tập đoàn kinh doanh của các gia đình đại gia. Những tập đoàn này
Trung tuần tháng 9, sau bài diễn văn của Tập Cận Bình ở Central Party School, People Daily, tờ báo chính của đảng Cộng Sản Trung Quốc, đăng một bài bình luận dài tán thành đề xuất chiếm đất tư nhân ở Hong Kong cho mục đích xây nhà ở công cộng.
Kết quả của bài bình luận là tập đoàn New World Development của Hong Kong tháng trước tuyên bố rằng họ sẽ tặng khoảng 279,000 mét vuông đất để dành cho nhà ở công cộng. Sun Hung Kai Properties, một tập đoàn khác của Hong Kong , cho biết họ sẽ hợp tác với các sáng kiến của chính phủ để xây dựng nhà ở giá rẻ, nhưng chỉ trên các mảnh đất nông thôn đã được khoanh vùng cho nhà ở được chính phủ trợ cấp.
Mặc cho những lời đe dọa sắt đá, có phải hướng đi của Tập Cận Bình là giải quyết những vẫn đề kinh tế mà ông cho là đã khiến dân Hong Kong bất mãn, thay vì thẳng tay đàn áp họ?
Người lạc quan có quyền hy vọng.
Trong khi đó, các nhà lập pháp và nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng hôm 16/10 nói rằng bài diễn văn của Carrie Lam không giải quyết được các vấn đề cơ bản trong yêu cầu của họ, và sẽ tiếp tục biểu tình.

Monday, October 7, 2019

Oh God, she looks great, like an angel!


Đồn lính Trung Quốc đóng ở Hong Kong đã cảnh báo người biểu tình hôm Chủ nhật 6/10 khi họ chiếu tia laser vào doanh trại quân đồn trú trong thành phố, theo Reuters.
Đây là lần 'đối đầu' trực tiếp đầu tiên của người biểu tình Hong Kong với lực lượng quân đội từ đại lục trong bốn tháng biểu tình chống chính phủ.