Wednesday, January 15, 2020

Bà Dư Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình, kể lại những gì đã xảy ra sau vụ việc ở thôn Hoành.

TT Thái Anh Văn: 'TQ cần 'chấp nhận thực tại' và 'tôn trọng' Đài Loan.

TT Thái Anh Văn: 'TQ cần 'chấp nhận thực tại' và 'tôn trọng' Đài Loan.


Bà Thái Anh Văn tái đắc cử cho nhiệm kỳ thứ hai hôm thứ Bảy, trong một chiến thắng ''áp đảo'', sau chiến dịch tranh cử tập trung rất nhiều vào mối đe dọa đang gia tăng từ Bắc Kinh.
Đảng Cộng sản Trung Quốc từ lâu đã tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan và quyền chiếm giữ Đài Loan bằng vũ lực nếu cần thiết.
Bà Thái Anh Văn khẳng định rằng chủ quyền của hòn đảo tự trị là điều không phải bàn cãi và cũng không thể đàm phán.
"Chúng tôi không có nhu cầu tuyên bố mình là một quốc gia độc lập", tổng thống 63 tuổi nói với BBC trong một cuộc phỏng vấn độc quyền, lần đầu tiên kể từ cuộc bầu cử.
"Chúng tôi đã là một quốc gia độc lập và chúng tôi tự gọi mình là Trung Hoa Dân Quốc, Đài Loan."
Những tuyên bố như vậy thường làm Bắc Kinh tức giận, vì ý muốn quay lại nguyên tắc "Một Trung Quốc", chính sách được đối thủ chính của bà Thái Anh Văn là Han Kuo-yu ủng hộ.
Bà Thái Anh Văn đã đánh bại đối thủ trong cuộc đua giành chức tổng thống một cách vẻ vang.Đảng của ông Han Kuo-yu xuất phát từ những người theo chủ nghĩa dân tộc bị đánh bại trong cuộc nội chiến Trung Quốc, đã trốn sang Đài Loan và tiếp tục xem hòn đảo này là một phần của một Trung Quốc vĩ đại mà họ đã phải bỏ đi.
Trong những năm gần đây, khái niệm ''Một Trung Quốc'' đã chứng minh là một thỏa hiệp hữu ích, theo những người Đài Loan ủng hộ khái niệm này.
Trung Quốc khăng khăng đòi Đài Loan phải chấp nhận nguyên tắc này như một điều kiện tiên quyết để xây dựng quan hệ kinh tế với Bắc Kinh, bởi vì làm như vậy là một phủ nhận rõ ràng về sự tồn tại của Đài Loan như là một đảo quốc độc lập.
Nhưng rõ ràng bà Thái Anh Văn tin rằng chiến thắng của mình là bằng chứng cho thấy hiện giờ khái niệm ''Một Trung Quốc'' và sự mơ hồ của nó với tình trạng thực của Đài Loan là điều không còn được ưa chuộng.
"Tình hình đã thay đổi rồi," bà nói, và theo bà những gì đã thực sự thay đổi chính là Trung Quốc.
Bởi vì [trong hơn ba năm qua], chúng ta thấy Trung Quốc đang tăng cường mối đe dọa... họ có tàu quân sự và máy bay đang bay quanh Đài Loan," bà nói.
"Và ngoài ra, những điều xảy ra ở Hong Kong khiến mọi người có cảm giác thực sự rằng mối đe dọa này là có thật và nó ngày càng nghiêm trọng."
Bà Thái Anh Văn cho rằng lợi ích của Đài Loan sẽ không được phục vụ tốt nhất bởi ngữ nghĩa mà bằng cách đối diện với thực tế, đặc biệt là nguyện vọng của giới trẻ Đài Loan nhiệt liệt ủng hộ bà.
"Chúng tôi có một bản sắc riêng và chúng tôi là một quốc gia của riêng mình. Vì vậy, nếu có bất cứ điều gì trái ngược với ý tưởng này, họ sẽ đứng lên và nói rằng điều đó không được chúng tôi chấp nhận.
"Chúng tôi là một nền dân chủ thành công, chúng tôi có một nền kinh tế khá tốt, chúng tôi xứng đáng được Trung Quốc tôn trọng."
Giới chỉ trích cho rằng lập trường của bà Thái Anh Văn khiêu khích một cách hông cần thiết, một điều chỉ có nguy cơ làm tăng thêm mối nguy hiểm mà chính bà cảnh báo - sự thù địch công khai.
Nhưng bà Văn nói rằng bà đã thể hiện sự kiềm chế. Chẳng hạn, bà đã không chính thức tuyên bố độc lập hay sửa đổi hiến pháp và thay đổi cờ - điều mà một số người trong Đảng Tiến bộ Dân chủ của bà mong muốn.
Trung Quốc từng tuyên bố sẽ coi những hành động đó là cái cớ để có hành động quân sự.
"Có rất nhiều áp lực, quá nhiều áp lực ở đây là chúng tôi cần đi xa hơn", bà nói.
"Nhưng [trong] hơn ba năm, chúng tôi đã nói với Trung Quốc rằng duy trì hiện trạng vẫn là chính sách của chúng tôi ... Tôi nghĩ đó là một cử chỉ rất thân thiện với Trung Quốc."
Trong khi nói rằng bà sẵn sàng đối thoại, Tổng thống Thái Anh Văn cũng nhận thức rõ rằng vì sự tái đắc cử của bà, Bắc Kinh có thể sẽ tăng áp lực lên Đài Loan.
Đáp lại, bà đang cố gắng đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại của Đài Loan và thúc đẩy nền kinh tế trong nước, đặc biệt là bằng cách khuyến khích các nhà đầu tư Đài Loan đã xây dựng các nhà máy ở Trung Quốc xem xét việc di dời về nước.
Và bà đang lên kế hoạch cho tất cả mọi tình huống.
"Bạn không thể loại trừ xác suất sẽ có chiến tranh bất cứ lúc nào", bà nói.
"Nhưng điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị tinh thần và phát triển khả năng tự vệ."
Vậy Đài Loan đã sẵn sàng chưa?
"Chúng tôi đã rất cố gắng và có nhiều nỗ lực tăng cường khả năng của mình", bà trả lời.
"Xâm chiếm Đài Loan là điều sẽ rất tốn kém cho Trung Quốc."

Saturday, January 11, 2020

Tổng thống Đài Loan tái đắc cử áp đảo, làm Trung Quốc thêm bẽ mặt!

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vẫy chào người ủng hộ sau chiến thắng bầu cử của bà tại một cuộc tập hợp, bên ngoài trụ sở Đảng Dân Tiến ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 11 tháng 1, 2020.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ngày thứ Bảy tái đắc cử trong một cuộc bầu cử mà bà giành chiến thắng áp đảo. Diễn biến này được xem như một sự bẽ mặt đối với Trung Quốc và có phần chắc sẽ khiến căng thẳng tăng cao hơn nữa với Bắc Kinh.
Bà Thái đánh bại đối thủ chính của bà là Hàn Quốc Du của Đảng Quốc Dân, vốn ủng hộ mối quan hệ thân thiết hơn với Trung Quốc, với cách biệt hơn 2,6 triệu phiếu bầu.
Tổng cộng bà giành được gần 8,2 triệu phiếu, nhiều hơn bất cứ tổng thống Đài Loan nào trước đây kể từ khi hòn đảo này tổ chức cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên vào năm 1996.
“Chúng tôi hi vọng chính quyền Bắc Kinh có thể hiểu rằng một Đài Loan dân chủ với một chính phủ được người dân lựa chọn sẽ không nhượng bộ trước những lời đe dọa và dọa nạt,” bà Thái nói với các phóng viên sau chiến thắng của bà.
Bắc Kinh cần hiểu ý nguyện của người Đài Loan, và chỉ người Đài Loan mới có thể quyết định tương lai của mình, bà nói thêm.
Phát biểu tại thành phố Cao Hùng ở phía nam nơi ông làm thị trưởng, Hàn Quốc Du cho biết ông đã gọi điện thoại cho bà Thái để chúc mừng.
Ông nói dù chuyện gì xảy ra ông hi vọng nhìn thấy một Đài Loan đoàn kết, nói thêm rằng hòn đảo này chỉ có thể được an toàn và thịnh vượng nếu có quan hệ hữu hảo với Bắc Kinh.
Hàn Quốc Du thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống ở Cao Hùng, Đài Loan, ngày 11 tháng 1, 2020.

Trung Quốc và các cuộc biểu tình chống chính quyền kéo dài hàng tháng ở lãnh thổ Hong Kong do Trung Quốc cai trị chiếm vị trí trung tâm trong chiến dịch vận động tranh cử ở Đài Loan. Bà Thái mô tả Đài Loan như một ngọn hải đăng hi vọng cho những người biểu tình ở cựu thuộc địa của Anh, và kiên quyết từ chối đề nghị của Bắc Kinh đưa Đài Loan vào mô hình “một quốc gia, hai chế độ.”
Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ thiêng liêng của mình và sẽ chiếm lại bằng vũ lực nếu cần. Lời đe dọa này đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại vào năm ngoái, dù ông nói ông muốn một giải pháp hòa bình.
Mô hình “một quốc gia, hai chế độ,” giống như Bắc Kinh sử dụng ở Hong Kong, chưa bao giờ là ý tưởng được lòng nhiều người ở Đài Loan, và thậm chí còn ít hơn sau những tháng biểu tình ở Hong Kong.
Trung Quốc thậm chí làm mất lòng nhiều người hơn trong khoảng thời gian ngay trước cuộc bầu cử bằng việc hai lần điều hàng không mẫu hạm mới nhất của họ đi ngang qua Eo biển Đài Loan nhạy cảm, một hành động Đài Bắc lên án là nỗ lực đe dọa quân sự.
Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc ngày thứ Bảy nhắc lại sự phản đối của mình đối với bất kìhình thức độc lập nào cho Đài Loan, nói rằng họ theo đuổi mô hình "một quốc gia, hai chế độ" cho hòn đảo này.
Reuters nhận định chiến thắng của bà Thái càng khiến Trung Quốc bẽ mặt hơn vì nó theo sau một chiến thắng áp đảo khác vào tháng 11, cho các ứng cử viên ủng hộ dân chủ ở Hong Kong trong cuộc bầu cử hội đồng địa phương sau khi người dân đi bỏ phiếu cao kỉ lục.
Bà Thái nói “những người bạn cở Hong Kong” sẽ hoan hỉ với chiến thắng của bà.
Người Đài Loan phần lớn thông cảm với người biểu tình ở Hong Kong.
“Tôi đã nhìn thấy những gì xảy ra ở Hong Kong và nó thật kinh khủng,” cử tri lần đầu bỏ phiếu Stacey Lin, 20 tuổi, nói với Reuters. “Tôi chỉ muốn chắc chắn rằng mình có quyền tự do bỏ phiếu trong tương lai.”
Sam Chan, 30 tuổi, di dân đến Đài Loan từ Hong Kong vào năm 2014 vì lo sợ sự kiểm soát ngày càng tăng của Trung Quốc ở đó, nói bà Thái là người tốt nhất để bảo vệ Đài Loan.
“Tôi di cư sang Đài Loan để thoát khỏi Đảng Cộng sản, vì vậy tôi sẽ không bỏ phiếu cho các đảng chính trị thân Trung Quốc.”


Thursday, January 2, 2020

Khi người dân đứng lên lật đổ chủ nghĩa cộng sản vào năm 1989






Khi đế chế Liên Xô ở Đông Âu sụp đổ vào những tháng cuối năm 1989, tôi được cử đi đưa tin về các cuộc cách mạng đang đồng loạt diễn ra chỉ trong vòng có sáu tuần: Bức tường Berlin sụp đổ, cuộc cách mạng ôn hòa ở Tiệp Khắc (Czech), và một cuộc cách mạng bạo lực ở Romania.
Vào ngày 1/10/1989, không ai mơ rằng vào Giáng sinh, Bức tường Berlin sẽ sụp đổ, Tiệp Khắc sẽ được tự do, và lãnh đạo chuyên quyền Nicolae Ceausescu của Romania bị lật đổ.
Hầu hết mọi người vẫn cho rằng khối Xô Viết sẽ còn tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, trên thực tế, đây chỉ là 'ngôi nhà dựng lên từ những mảnh ghép' (house of cards) - tức một sự tồn tại không bền vững, bấp bênh.
Năm 1953, bạo loạn ở Đông Đức đã bị đàn áp một cách nhẫn tâm.
Năm 1956, khi Hungary cố gắng ly khai, xe tăng Liên Xô đã đè bẹp cuộc cách mạng này.
Năm 1968, nhà lãnh đạo Tiệp Khắc Alexander Dubcek đã giới thiệu "Chủ nghĩa xã hội với khuôn mặt của con người" và Moscow lại gửi vào xe tăng đến.
Nhưng đến tháng 10/1989, mối đe dọa vũ lực đã biến mất. Khi những người biểu tình xuất hiện trên đường phố Đông Đức, nhà lãnh đạo cải cách của Liên Xô Mikhail Gorbachev cảnh báo chế độ ở Đông Berlin không được nổ súng.
Tuy nhiên, sự sụp đổ của khối Xô Viết đã xảy ra một cách rất tình cờ.
Short presentational grey line
Sự sụp đổ của đế chế Liên Xô

Vào tối ngày 9/11/1989, phát ngôn viên của Đông Đức Günther Schabowski đã có buổi họp báo như thường lệ.
Bộ Chính trị cầm quyền hy vọng sẽ xoa dịu căng thẳng bằng cách cấp thị thực cho người dân đến Tây Đức nhưng sẽ phải qua một quy trình rất chậm chạp và quan liêu. Nhưng không một ai đã giải thích điều này cho Schabowski. Tồi tệ hơn, khi vội vã đến buổi họp báo, ông ta đã sắp xếp nhầm các tài liệu về kế hoạch.
Khi một người hỏi khi nào hệ thống chính trị mới sẽ bắt đầu. Schabowski bối rối, trả lời rằng: "Ngay lập tức."
Truyền hình Tây Đức và tất cả mọi người ở Đông Đức theo dõi tivi hôm đó đã hiểu điều này có nghĩa rằng Bức tường Berlin sẽ được mở vào tối hôm đó. Những đám đông khổng lồ quây quanh dọc bức tường và những người lính biên phòng đã cho họ đi qua.
Bức tường - biểu tượng chính của sự đàn áp của khối Xô Viết - đã không còn chia rẽ nước Đức được nữa.
West Germans celebrate the collapse of communism atop the Berlin Wall, 12 November 1989
Và đêm hôm sau, chính tôi đã nhảy múa ngay bên trên bức tường đó - điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới kể cả trong những giấc mơ điên cuồng nhất của tôi.
Ở nước láng giềng Tiệp Khắc, phe đối lập được lãnh đạo bởi các trí thức của phong trào Hiến chương 77.
Họ đã bị đàn áp một cách dã man, nhưng nhà lãnh đạo của họ, nhà văn và kịch tác gia Vaclav Havel, đã nhấn mạnh rằng họ vẫn nên hoạt động như một chính phủ, với các dự trù chi tiết về cải cách kinh tế và luật pháp, trong lúc chờ đợi.
Chỉ tám ngày sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, vào ngày 17/11, một loạt các cuộc biểu tình phản đối đã bắt đầu tại Quảng trường Wenceslas của Prague.
Khi tôi hạ cánh ở Prague vào ngày 19/11, tôi đi thẳng đến quảng trường. Tôi có thể thấy rằng hầu hết những người lớn tuổi, những người đã đau đớn trải qua Mùa Xuân Praha 1968, đang lê bước về nhà, trong khi những người trẻ tuổi, không hề có ký ức gì về năm 1968, vẫn đang xô đẩy và tích cực tham gia cuộc biểu tình.
Dần dần, trong những ngày tiếp theo, những người lớn tuổi cũng tham gia; và đến ngày 24/11, quảng trường đã đầy ắp người.
Vaclav Havel, a dissident playwright and leading member of the Czechoslovak opposition Civic Forum, overlooks Prague's Wenceslas Square, 10 December 1989
Tối hôm đó, Alexander Dubcek, nhà lãnh đạo năm 1968, vốn đã bị quản thúc tại gia kể từ sau sự kiện Mùa xuân Prague, đã đến tòa nhà Melantrich nhìn ra quảng trường.
Tôi đang đứng bên cạnh Vaclav Havel khi ông ta chào đón Dubcek và, dịu dàng như một đứa con trai với một người cha già, dẫn ông ra ban công nhìn về đám đông khổng lồ.
Đám đông ồ lên trong hân hoan.
Lúc đầu, giọng Dubcek có phần run rẩy, nhưng càng về sau càng mạnh mẽ hơn: "Trước đây, ánh sáng đã từng chiếu rọi nơi đây. Chúng ta phải hành động khi ánh sáng đó chiếu lại lần nữa."
Bên dưới chúng tôi, mọi người đang bật khóc.
Tối hôm đó, tại trụ sở của phong trào Hiến chương 77 - Nhà hát Magic Lantern - tôi chứng kiến Dubcek và Havel và những người khác, ngồi trên sân khấu. Người phát ngôn của họ, Jan Urban, đã mở ngay một chai sâm banh và tuyên bố rằng, chế độ Cộng sản đã kết thúc.
Cuộc cách mạng đã kết thúc - và nó đã diễn ra hoàn toàn trong ôn hòa.

Chiếc trực thăng hết xăng
Có lẽ viên hạt cứng nhất để đập bể luôn là Romania, nhưng thực tế, thể chế cộng sản ở quốc gia này chỉ tồn tại được khoảng một tháng sau đó.
Nicolae Ceausescu, nhà lãnh đạo Cộng sản, ngày càng trở nên chuyên chế hơn, và lực lượng cảnh sát mật của ông ta, The Securitate, cũng rất hung bạo.
Đến giữa tháng 12, những người từ nhóm thiểu số nói tiếng Hungary bị áp bức của Romania đã biểu tình trên đường phố Timisoara.
Không ai dám nói với Ceausescu về mức độ nghiêm trọng của vụ bạo loạn ở Timisoara, bởi vậy, ông ta đã không cử lực lượng đến Bucharest để đàn áp vào ngày 21/12.
Cảnh sát mật The Securitate đi cùng xe buýt với các công nhân nhà máy khiến vụ biểu tình như có vẻ đông đảo hơn. Và với sự ẩn danh của đám đông, một số người bắt đầu la ó. Ceausescu dường như bị đơ ra, miệng há hốc: ông ta chưa bao giờ bị ai la ó.
Tất cả những người xem truyền hình hôm đó đã nhìn ra điểm yếu của ông ta.
Đêm đó cuộc cách mạng nổ ra. Sáng hôm sau, 22/12, Ceausescu và vợ leo lên một chiếc trực thăng khi đám đông đang đột nhập vào nơi làm việc của ông ta và đi về phía Bắc.
Nhưng phi công sau đó đã sớm hạ cánh, nói rằng trực thăng hết nhiên liệu. 
Các vệ sĩ của Ceausescu rụng rời. Bà Elena, cứng rắn hơn chồng, rút ​​súng ra và cướp một chiếc ô tô đi qua. 
Cuối cùng, họ bị bắt.
Vào ngày Giáng sinh, đoàn làm phim của tôi và tôi đã quay phim trong căn hộ bỏ hoang của Ceausescu và người quản gia của ông ta đã đưa cho tôi cây bút của nhà độc tài như một vật kỷ niệm.
Đêm đó, khi tôi chuẩn bị lên sóng truyền hình, thì nhận được tin rằng hai vợ chồng Ceausescu đã bị xử bắn.
Tôi nhanh chóng viết lại bản thảo của mình rồi ngồi nghỉ. Và đó là lúc tôi nhận ra, mình đã viết cáo phó cho Ceausescu bằng chính cây bút của ông ta.