Monday, September 30, 2019
Thursday, September 26, 2019
Do you worry about that China will retaliate against the United States in the current trade war? Do you believe that Americans appreciate cheap goods made in China? Do you think China is probably right in the trade war? How can we tell people in mainland China that Chinese Communist Party itself makes their country and everything related to it hated and doubted by the rest of the world?
Trung Quốc dọa đáp trả Mỹ về dự luật Hong Kong.
Trung Quốc hôm 26/9 đã phản ứng đầy giận dữ, sau khi một dự luật mới ủng hộ các quyền dân chủ ở Hong Kong đã qua được hai ủy ban về đối ngoại của Hạ viện và Thượng viện Mỹ, theo Newsweek.
Tin cho hay, Bắc Kinh tuyên bố sẽ đáp trả bất kỳ hành động nào đe dọa tới các quyền lợi của Trung Quốc.
Wednesday, September 25, 2019
People who vote Democrats are changing their attitude very quickly. Impeaching a president slows down other important national affairs, many great opportunities will be missed. And, also very important, Mr. Donald Trump became the president of the United States completely legally. Speak up, Vietnam-War American veterans! Please recall your situation on the battlefield in Vietnam while politicians were trying to impeach president Richard Nixon in Washington DC!
Tuesday, September 24, 2019
Faithful communists can not dream of some day the civilized world considers communism as just a dissenting opinion! Civilized humans never forget the disagreement that has claimed lives of a hundred million people! It must be called an unforgivable crime!
Diễn đàn LHQ: Trump công kích TQ và nói về dân chủ tự do của Hong Kong.
Phát biểu trước Đại
Hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York hôm 24/09, Tổng thống Donald Trump
công kích Trung Quốc 'ăn cắp, thủ đoạn' và nói về dân chủ tự do của
Hong Kong.
Nguyên tắc pháp quyền ở Trung Quốc không tiến bộ mà còn "sa sút".
Quy chế 'đang phát triển' là không ổn
Ông gọi đó là cách Trung Quốc "lợi dụng hệ thống quốc tế".
Ông Trump liệt kê lại các cáo buộc ông nêu ra từ mấy năm qua rằng Trung Quốc "đánh cắp sở hữu trí tuệ" của các công ty Mỹ, dùng thủ đoạn để khai thác thế mạnh tiền tệ,
Ông cũng cảnh báo Trung Quốc hãy tôn trọng hiệp ước đã ký với Anh Quốc về Hong Kong, và đảm bảo dân chủ, tự do cho Hong Kong, và Hoa Kỳ đang nhìn kỹ những gì Trung Quốc làm tại đó.
Nhiều điều ông Trump nói nằm trong phần nghị trình tranh cử của ông, như "Hoa Kỳ là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới" và "thất nghiệp giảm, thuế giảm".
Theo ông Trump, "chính phủ Mỹ bỏ ra 2,5 nghìn tỷ USD vào quân sự và quốc phòng" kể từ khi ông lên cầm quyền.
Nhưng ông nói, "Tôi hy vọng chúng tôi sẽ không phải dùng đến sức mạnh quân sự đó".
Ngoài ra, ông Trump cũng nói về Bắc Triều Tiên và Iran.
Về Venezuela, ông Trump gọi tổng thống Nicolas Maduro "là con rối của Cuba".
Ông cũng nhân đó lên án chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, nói rằng chúng chỉ đem lại nghèo đói, và "có điểm chung là chỉ phục vụ quyền lợi của giới cầm quyền".
TT Trump còn nói, hai chủ nghĩa này "đã giết chết 100 triệu người" và cam kết Hoa Kỳ sẽ không bao giờ là "nước xã hội chủ nghĩa".
Các vấn đề tại LHQ
Tuần này, vấn đề môi trường cũng được chú ý tại hội trường LHQ khi nhà hoạt động 16 tuổi Greta Thunberg phát biểu tại Thượng đỉnh Khí hậu ở trụ sở New York của Liên Hiệp Quốc hôm 23/9.Bài phát biểu của Tổng thống Brazil, ông Jair Bolsonaro cũng gây sự chú ý sau khi ông bác bỏ quan điểm rằng Rừng rậm Amazon "thuộc về nhân loại".
Ông Bolsonaro nói Amazon "là của Brazil".
Quan điểm này có vẻ đưa ông Bolsonaro lại gần cách nhìn của ông Trump rằng "tương lại không thuộc về phái toàn cầu hóa, mà thuộc về những người ái quốc" của từng dân tộc.
Monday, September 23, 2019
Người biểu tình Hong Kong giẫm đạp quốc kỳ Trung Quốc .
Người biểu tình Hong Kong giẫm đạp quốc kỳ Trung Quốc .
Người biểu tình Hong Kong hôm 22/9 giẫm đạp lên quốc kỳ Trung Quốc,
phá hoại một ga tàu điện ngầm và đốt lửa trên một con đường lớn, theo
AP.
Theo hãng tin Mỹ, cuộc phản đối ban đầu diễn ra ôn hòa khi người biểu tình tiến vào một trung tâm mua sắm.Sau đó, một số người để quốc kỳ Trung Quốc trên sàn và thay nhau giẫm đạp trước khi vẽ lên đó rồi vứt ra ngoài thùng rác bên ngoài và sau đó đẩy thùng rác xuống một dòng sông gần đó.
Saturday, September 21, 2019
Friday, September 20, 2019
Thursday, September 19, 2019
Tuesday, September 17, 2019
Monday, September 16, 2019
Sunday, September 15, 2019
愿大神帮助伟大的香港人! May God help Great Hong Kongers!
Biểu tình Hong Kong: bom xăng và vòi rồng lại xuất hiện.
Cảnh sát Hong Kong đã phun vòi rồng
và xịt hơi cay vào những người biểu tình ném bom xăng và gạch đá gần vào
các văn phòng chính phủ trong thành phố. Bạo lực xảy ra sau khi hàng ngàn người xuống đường biểu tình bất chấp lệnh cấm của cảnh sát.
Trước đó, hàng trăm người biểu tình tập trung trước cửa Lãnh sự quán Anh yêu cầu Anh Quốc gây sức ép với Trung Quốc để duy trì các quyền tự do đã được thỏa thuận khi thành phố được trao trả năm 1997.
Họ hát bài quốc ca Anh God Save the Queen (Thượng đế hãy phù hộ cho Nữ Hoàng) và vẫy cờ Anh.
Anh Quốc nói họ có trách nhiệm pháp lý để đảm bảo Trung Quốc tuân thủ nguyên tắc "một quốc gia hai chế độ" được hai bên nhất trí trước khi Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc.
Người biểu tình giành một thắng lợi lớn hồi đầu tháng khi dự luật dẫn độ, điều châm ngòi cho các cuộc biểu tình, được xóa bỏ.
Chuyện gì xảy ra trong các vụ xung đột?
Tin cho hay một số người biểu tình ném gạch đá vào cảnh sát ngay bên ngoài doanh trại của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nằm gần các văn phòng của chính phủ và quốc hội Hong Kong.Họ cũng đốt một biểu ngữ tuyên bố lễ kỷ niệm 70 năm ngày ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hãng tin Anh Reuters đưa tin.
Một trong các vài rồng phun nước màu xanh, biện pháp được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới để nhận dạng người biểu tình sau đó.
Đây là tuần thứ hai liên tiếp, một số người mang cờ Mỹ và kêu gọi Tổng thống Donald Trump "giải phóng" Hong Kong.
Hồi đầu tháng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói Trung Quốc nay nên thể hiện "sự kiềm chế." Ông kêu gọi chính quyền Trung Quốc thay vì đàn áp, hãy "ngồi xuống và đàm phán với những người biểu tình và giải quyết những bất đồng."
Vì sao lại có biểu tình tại Lãnh sự quán Anh?
Mặc dù Hong Kong là một phần của Trung Quốc, cam kết "một quốc gia hai chế độ" cho Hong Kong có mức độ tự trị cao và bảo vệ các quyền như tự do hội họp và tự do ngôn luận.Nhưng người biểu tình bên ngoài Lãnh sự quán Anh hộ to "Một quốc gia, hai chế độ đã chết" và "Trả tự do cho Hong Kong".
"Chúng tôi được hứa hẹn là người Hong Kong sẽ được hưởng những quyền con người cơ bản và được bảo vệ," một người biểu tình nói với BBC.
"Chúng tôi tin rằng chính phủ Anh có quyền pháp lý và bổn phận đạo lý để bảo vệ người dân Hong Kong," anh nói thêm.
Trung Quốc vẫn khăng khăng nói rằng họ thực hiện cam kết này.
Friday, September 13, 2019
Vụ Mobifone/AVG: 'Dựa vào đâu để nói khai báo thành khẩn?'
Nhà báo tự do blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh bình luận trong Bàn tròn Thứ Năm ngày 5/9 về căn cứ và bằng chứng của cơ quan điều tra về việc đưa và nhận hối lộ trong vụ án Mobifone/AVG đang được dư luận quan tâm.
Dường như không có bằng chứng của cơ quan điều tra mà tất cả là do các bên tự khai ra, ông Nguyễn Hữu Vinh nhận xét.
"Khai bao nhiêu thì cơ quan điều tra chấp nhận bấy nhiêu. Thế thì làm sao có căn cứ để nói là họ thành khẩn và lấy đó làm cái điều kiện để có thể giảm án cho họ sau này?", ông Vinh đặt câu hỏi.
Anti-communists are delighted to see Xi Jinping leading his comrades into deadly danger, faster and faster! Does he want to do something like what Gorbachov did in the Soviet Union three decades ago? Or does he want to be a second Qin Shi Huang?
Đài Loan ngày 12/9 kêu gọi dân đoàn kết trước điều mà họ mô tả là sự lạm dụng quyền lực của chính quyền Bắc Kinh và các vụ bắt giữ trái phép công dân Đài Loan.
Wednesday, September 11, 2019
Tuesday, September 10, 2019
We're now living in the 21st century. A war among nations is something no one wants to see. But, one final battle against Chinese communists, to end the fate of the most killing people gang in history, is what being expected. We wish a world with no communists!
TQ dọa Anh chớ 'có hành động thù nghịch' ở Biển Đông.
Trung Quốc cảnh báo Anh chớ thách thức các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các vùng có tranh chấp trên Biển Đông.
Lời
cảnh báo được nêu ra giữa lúc truyền thông Anh đưa tin về việc Hải
quân Anh có thể sẽ cử tân hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth chở
theo phi cơ Mỹ tới vùng Quần đảo Trường Sa có tranh chấp.https://www.bbc.com/vietnamese/world-49655611?SThisFB&fbclid=IwAR1YZU13v0p34uhPyOzWqoXchMGSj9cSOiBx-tz-ljj_cd2_DxTA8IjCqFA#
Monday, September 9, 2019
Sunday, September 8, 2019
Remove Confucius Institutes anywhere outside of China! Currently, it is a potential danger for the host countries, because Chinese Communist Party is using it to help illegal immigrants from China, organize espionage forces, monitor and persecute anti-communist people in China, build secret special zones abroad to hide weapons and launch riots ordered by Chinese Communists. Keep track of what happening in several Australian cities recently! And, stay tuned for what happening in Canada! If we don't want a required purge on communist elements, as it happened in Indonesia half a century ago, let's boycott the so-called a Confucius Institute NOW!
Viện Khổng Tử: Cánh tay nối dài của mạng lưới tuyên truyền Trung Quốc
By Pratik Jakhar BBC Monitoring
Theo Trung Quốc, các Viện Khổng Tử là "cầu nối củng cố tình bạn" giữa đất nước này và thế giới.
Nhưng đối với giới chỉ trích, các học viện do chính phủ điều hành này, vốn cung cấp các chương trình ngôn ngữ và văn hóa ở nước ngoài - là cách để Bắc Kinh truyền bá tuyên truyền dưới vỏ bọc giảng dạy, can thiệp vào quyền tự do ngôn luận trong khuôn viên trường và thậm chí theo dõi sinh viên.Trong những tuần gần đây, một loạt các trường đại học trên khắp thế giới đã đóng cửa các chương trình của các viện Khổng Tử.
Tại Úc, một cuộc điều tra thậm chí đang được tiến hành xem liệu các thỏa thuận giữa các trường đại học và viện Khổng Tử có vi phạm luật chống nước ngoài can thiệp hay không.
Thúc đẩy 'Cách mạng Khổng Tử'
Mở cửa cho công chúng, Học viện Khổng Tử quảng bá tiếng Trung Quốc nhưng cũng có các lớp học về văn hóa, từ thư pháp đến nấu ăn và cả thái cực quyền. Họ tài trợ trao đổi giáo dục và tổ chức các sự kiện và bài giảng công cộng.Viện Khổng tử đầu tiên được mở vào năm 2004 tại Hàn Quốc, và theo dữ liệu chính thức, có 548 Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới vào cuối năm ngoái, cũng như 1.193 phòng học Khổng Tử có trụ sở tại các trường tiểu học và trung học.
Mở cửa cho công chúng, Học viện Khổng Tử quảng bá tiếng Trung Quốc nhưng cũng có các lớp học về văn hóa, từ thư pháp đến nấu ăn và cả thái cực quyền. Họ tài trợ trao đổi giáo dục và tổ chức các sự kiện và bài giảng công cộng.
Viện Khổng tử đầu tiên được mở vào năm 2004 tại Hàn Quốc, và theo dữ liệu chính thức, có 548 Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới vào cuối năm ngoái, cũng như 1.193 phòng học Khổng Tử có trụ sở tại các trường tiểu học và trung học.
Shikha Pandey, giáo viên viện Khổng Tử tại Đại học Mumbai ở Ấn Độ, nói với BBC rằng họ có sinh viên đến từ mọi tầng lớp, ngành nghề bao gồm ngành công nghệ thông tin, kinh doanh, sinh viên đại học và người về hưu.
"Họ chỉ có một động lực rõ ràng là học tiếng Trung Quốc để tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp của họ", cô nói.
Các viện Khổng Tử là liên doanh giữa trường học hoặc đại học đối tác ở nước ngoài và Hanban, một cơ quan gây tranh cãi thuộc Bộ giáo dục Trung Quốc. Nó sẽ giám sát các hoạt động của viện Khổng Tử và cung cấp một phần kinh phí, nhân sự và các hỗ trợ khác.
Được hỗ trợ bởi nguồn tài trợ lớn từ chính phủ, Trung Quốc đặt mục tiêu có khoảng 1.000 học viện như vậy vào năm 2020 trong cái mà họ gọi là "cuộc cách mạng Khổng Tử" nhằm đáp ứng nhu cầu học hỏi tiếng Trung ngày càng tăng ở nước ngoài.
Giảng dạy văn hóa hay tuyên truyền?
Trang web Hanban cho biết tất cả các viện phải tuân theo hiến pháp viện Khổng Tử, và không tham gia vào các hoạt động không phù hợp với "nhiệm vụ" của họ.Cô Pandey, từ viện Khổng Tử ở Mumbai, cho biết cô không tìm thấy bất kỳ thông tin tuyên truyền trực tiếp nào trong chương trình giảng dạy.
Đại học Công nghệ Queensland nói với BBC rằng viện Khổng Tử trong khuôn viên trường chỉ mang tính giáo dục và "không có gì về hoạt động của viện Khổng tử có thể xác định là tuyên truyền cho Trung Quốc và cũng không đe dọa tự do học thuật".
Nhưng mặc dù cả viện Khổng Tử và chính phủ Trung Quốc đều phủ nhận, các nhà phê bình cho rằng các quy tắc của viện Khổng Tử về cơ bản là các chủ đề như Tây Tạng, Đài Loan và Thiên An Môn được coi là ngoài giới hạn.
Matt Schrader, một nhà phân tích Trung Quốc thuộc Liên minh Bảo vệ Dân chủ tại Quỹ Marshall của Đức, khẳng định rằng các Học viện Khổng Tử thực sự là "công cụ tuyên truyền".
"Chúng là nền tảng cho một đảng độc tài về cơ bản thù địch với các ý tưởng tự do như tự do ngôn luận và tự do tìm hiểu để tuyên truyền thông điệp được nhà nước phê duyệt," ông nói.
"Và vì Đảng Cộng sản Trung Quốc không có báo chí tự do hay pháp quyền để kiểm tra việc sử dụng quyền lực, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi các viện Khổng Tử được sử dụng cho các hoạt động bí mật không phù hợp như thu thập thông tin tình báo và tạo điều kiện cho nghiên cứu quân sự."
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết trong báo cáo năm 2019 về Trung Quốc: "Các viện Khổng Tử là phần mở rộng của chính phủ Trung Quốc vốn kiểm duyệt một số chủ đề và quan điểm trong các tài liệu khóa học trên cơ sở chính trị, và xem xét các hoạt động tuyển dụng trên cơ sở về lòng trung thành chính trị."
Các viện nghiên cứu đã bị cáo buộc gây áp lực, buộc các trường đại học đối tác phải im lặng hoặc kiểm duyệt các cuộc thảo luận về các chủ đề được coi là gây tranh cãi của Bắc Kinh.
Ví dụ, tại một hội nghị ở Bồ Đào Nha vào 2014, người đứng đầu Hanban, Xu Lin, đã nói với nhân viên xóa các tài liệu tham khảo về Đài Loan ra khỏi chương trình hội nghị trước khi nó được phân phát cho những người tham gia.
Năm 2018, một diễn giả chính tại Đại học Savannah ở Mỹ đã có một tài liệu tham khảo về Đài Loan nhưng bị xóa theo yêu cầu của đồng giám đốc của viện Khổng tử của trường đại học.
Trung Quốc lập luận rằng các viện Khổng Tử không khác gì các trung tâm văn hóa được điều hành bởi các quốc gia khác, chẳng hạn như Hội đồng Anh và Viện Cervantes của Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, chính các quan chức Trung Quốc trong quá khứ đã thừa nhận rằng các viện Khổng tử "là một phần quan trọng trong bộ máy tuyên truyền ở nước ngoài của Trung Quốc".
Ảnh hưởng ở Úc
Vào tháng Bảy, truyền thông Úc đưa tin rằng các trường đại học địa phương tổ chức các viện Khổng Tử đã ký các thỏa thuận cho phép Trung Quốc ra quyết định về việc giảng dạy tại các cơ sở này.Sau đó, vào cuối tháng 8, New South Wales tuyên bố họ đã loại bỏ hoàn toàn các chương trình do viện Khổng tử điều hành tại các trường học của mình.
Một đánh giá về giáo dục ở bang này cho biết, mặc dù không có bằng chứng về "ảnh hưởng chính trị thực tế", một số yếu tố "có thể làm nảy sinh nhận thức rằng Viện Khổng Tử đang hoặc có thể tạo điều kiện cho ảnh hưởng của ngoại bang không phù hợp".
"Người của chính phủ nước ngoài làm việc cho trụ sở cơ quan của chính phủ này là một chuyện, người từ một quốc gia độc đảng vốn kiểm duyệt ở trong chính quốc gia của họ làm việc trong trụ sở cơ quan ở một nơi có hệ thống dân chủ là một chuyện khác," bản đánh giá kết luận.
Trung Quốc nói quyết định của bang New South Wales là thiếu tôn trọng và không công bằng đối với sinh viên địa phương và kêu gọi Úc không "chính trị hóa các dự án trao đổi thông thường".
Những người biểu tình tại Đại học Queensland cũng yêu cầu đóng cửa viện Khổng tử ở đó, đặc biệt sau khi các sinh viên thiên Trung Quốc đụng độ với các sinh viên khác vốn tập hợp để ủng hộ các cuộc biểu tình ở Hong Kong. Đáp lại, trường đại học này khẳng định rằng "tự do học thuật và tự trị về học thuật là không thể thương lượng được".
Động thái của bang New South Wales xảy ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều mối quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc trong chính trị và xã hội Úc.
Chính phủ Úc hiện đã thành lập một đội đặc nhiệm để hạn chế các nỗ lực của chính phủ nước ngoài can thiệp vào các trường đại học địa phương. Một cuộc điều tra cũng đang được tiến hành xem liệu các thỏa thuận giữa các trường đại học Úc và viện Khổng Tử có vi phạm luật chống can thiệp hay không.
Mối quan tâm toàn cầu đang gia tăng
Một số trường đại học nước ngoài - từng đón nhận các viện Khổng Tử với vòng tay rộng mở - giờ đang phải suy nghĩ lại về quan hệ đối tác của họ trong bối cảnh này.Đại học Arizona và San Diego là hai trong những trường mới nhất trong chuỗi các trường đại học ở Mỹ đóng cửa các viện Khổng Tử trong những tháng gần đây. Việc đóng cửa tương tự đã diễn ra ở Anh, Pháp, Thụy Điển và Đan Mạch. Tỉnh New Brunswick của Canada cũng đã tuyên bố loại bỏ một số chương trình Khổng Tử ra khỏi các trường công lập.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố không còn tài trợ cho các chương trình tiếng Trung Quốc tại các trường đại học có viện Khổng Tử.
Alex Joske, một nhà phân tích tại Viện Chính sách chiến lược Úc, nói rằng các viện Khổng Tử "đóng vai trò là kênh để Bắc Kinh xây dựng ảnh hưởng lớn hơn đối với các trường đại học nói chung".
Nhưng việc cắt đứt hoàn toàn với các viện Khổng Tử có thể không phải là phương pháp đúng đắn, ông nói
"Thay vì đóng cửa các Viện Khổng Tử, chính phủ nên hợp tác với các trường đại học để đảm bảo họ có cơ chế nội bộ hiệu quả để chống lại sự can thiệp của nước ngoài," ông nói.
"Các trường đại học và chính phủ cũng nên tìm cách tăng tài trợ cho các chương trình tiếng Trung Quốc để giảm sự hấp dẫn của các Viện Khổng Tử và đầu tư vào chuyên môn cao hơn về Trung Quốc."
Saturday, September 7, 2019
Chinese Communist Party has too much to lose in Canada. If Meng Wanzhou is extradited to the United States, two Canadian citizens imprisoned in China will eventually have to be released! Do you believe so?
Thủ tướng Canada chỉ trích Trung Quốc nặng nề hơn về vụ Huawei.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cáo
buộc Bắc Kinh sử dụng "chiến thuật gây áp lực" để tìm cách đảm bảo việc
thả một giám đốc điều hành cấp cao của Huawei đang bị giam giữ tại
Canada.
Hai người Canada Michael Kovrig và Michael Spavor đã bị
giam giữ tại Trung Quốc vài ngày sau khi bà Mạnh Vãn Chu bị bắt theo yêu
cầu của chính quyền Mỹ. Ông Trudeau nói rằng Trung Quốc đang "sử dụng việc giam giữ tùy tiện như một công cụ để đạt được các mục tiêu chính trị".
Việc giam giữ bà Mạnh Vãnh Chu làm mối quan hệ giữa Ottawa và Bắc Kinh trở nên căng thẳng.
Ông Trudeau nói với ban biên tập tờ Toronto Star rằng việc giam cầm và bắt giữ hai người Canada, hiện đang phải đối mặt với cáo buộc gián điệp, là điều "không thể chấp nhận được" đối với Canada.
Chính phủ Canada đã tìm kiếm sự hỗ trợ của đồng minh phương Tây trong việc đảm bảo việc thả hai người này. Việc bắt giữ họ được nhiều người xem là ăn miếng trả miếng để gây áp lực buộc Canada phải thả bà Mạnh, giám đốc tài chính của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc.
Phát biểu hôm thứ Năm, ông Trudeau nói với tờ báo rằng "sử dụng giam giữ tùy tiện như một công cụ để đạt được các mục tiêu chính trị - quốc tế hoặc trong nước - là điều đáng quan tâm không chỉ đối với Canada mà còn đối với tất cả các đồng minh của Canada, những người đã nhấn mạnh rằng đây không phải là hành vi chấp nhận được trong cộng đồng quốc tế bởi vì tất cả họ đều lo lắng về việc Trung Quốc sẽ có chiến thuật gây áp lực tương tự với họ."
Ông Trudeau cho biết Canada phải cố gắng có mối tương giao tốt với cường quốc kinh tế châu Á.
Nhưng ông cảnh báo rằng "chúng ta cũng phải tỉnh táo trong việc này - rằng Trung Quốc chơi theo một bộ quy tắc và nguyên tắc rất khác so với chúng ta ở phương Tây".
Ông nói rằng Canada sẽ tiếp tục "đưa ra những quan điểm rõ ràng và mạnh mẽ", nhưng "sẽ không tìm cách leo thang" cuộc cãi vã ngoại giao giữa hai nước.
Bà Mạnh Vãn Chu, 47 tuổi, đã bị bắt ở Canada vào tháng 12 năm 2018. Hoa Kỳ muốn xét xử bà Mạnh về tội gian lận liên quan đến cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran.
Cả bà Mạnh và Huawei đều phủ nhận những cáo buộc đó.
Bà Mạnh hiện đang bị quản thúc tại Vancouver, Canada và đang xúc tiến thủ tục pháp lý chống việc bị dẫn độ.
Phát biểu của thủ tướng Trudeau được đưa ra một ngày sau khi Canada công bố đại sứ mới tại Trung Quốc.
Nhà tư vấn kinh doanh Dominic Barton có kinh nghiệm làm việc trong khu vực với tư cách là đối tác quản lý toàn cầu tại công ty tư vấn McKinsey, nơi ông đã làm việc và sống ở Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm thứ Năm cho biết Bắc Kinh đã chấp thuận việc bổ nhiệm ông Barton.
"Chúng tôi hy vọng ông ấy sẽ đóng một vai trò tích cực trong việc đưa mối quan hệ Trung Quốc - Canada trở lại đúng hướng", ông Cảnh Sảng nói trong một cuộc họp báo nơi ông nhắc lại lời kêu gọi Canada trả tự do cho bà Mạnh.
Người tiền nhiệm của ông Barton đã bị ông Trudeau sa thải vào tháng 1 sau khi đưa ra những bình luận gây tranh cãi về trường hợp dẫn độ của bà Mạnh.
Nếu anh đang cố gắng "giỏi tiếng Mỹ" chỉ để phục thù vì bố mẹ, ông bà anh "đã chết vì bom đạn hay nhà tù Mỹ Ngụy", anh hãy bình tâm xem có phải chỉ có văn hóa Âu Mỹ mới làm nên những cởi mở, hiểu biết và cao thượng này không! Nếu anh là đảng viên cộng sản hay người có cảm tình với lý tưởng của họ, hãy suy nghĩ xem có bao giờ xã hội cộng sản là nơi đáng sống chưa!
Luật pháp Việt Nam nghiệt ngã với tử tù?
LS Ngô Ngọc Trai
Gửi cho BBC từ Hà Nội
Mới đây tôi đọc được cuốn sách có
tiêu đề 'Bàn về Công lý và sự cứu chuộc', tác giả là một luật sư người
Mỹ tên là Bryan Stevenson, nội dung kể về hành trình minh oan thành công
cho một tử tù và công việc luật sư đã giúp đỡ cho nhiều tử tù khác.
Đây
là sự việc người thật việc thật xảy ra ở Mỹ và cuốn sách nằm trong top
10 cuốn sách bìa cứng phi hư cấu bán chạy nhất năm 2014 của The New York
Times.Khởi kiện Trung Quốc còn có tác dụng thúc đẩy dân chủ trong nước?
Luật sư VN có vai trò tốt cho đối nội và đối ngoại
Vụ ông Lê Thanh Thản bị khởi tố: 'Người thông cảm, kẻ hả hê'?
Bản thân tôi là một luật sư hành nghề ở Việt Nam, mấy năm trước cũng đã thành công trong việc minh oan cứu sống cho một tử tù tên là Hàn Đức Long ở tỉnh Bắc Giang, khi đọc cuốn sách này và soi chiếu với hệ thống pháp luật Việt Nam, tôi thấy được nhiều điều khác biệt.
Luật sư Bryan Stevenson cho biết, sau khi ông thành lập một văn phòng chuyên nhận giúp đỡ cho các tử tù, mỗi ngày ông đều nhận được các cuộc gọi hoảng loạn từ những người không được hỗ trợ pháp lý trong khi giờ phút thi hành án của họ mỗi lúc một cận kề.
Ông cho biết mình chưa bao giờ nghe thấy những giọng nói khẩn khoản tuyệt vọng đến như thế.
Điều đó cho thấy pháp luật nước Mỹ cho phép tử tù được liên hệ điện thoại tới các văn phòng luật sư để nhờ sự trợ giúp.
Trong khi ở Việt Nam, Luật thi hành án hình sự năm 2019 chỉ cho phép phạm nhân được điện thoại về cho người thân mà không có quy định điện thoại cho luật sư.
Số điện thoại để phạm nhân liên lạc với người thân phải đăng đăng ký trước với trại giam, ngoài ra trong các trại giam không có danh bạ thông tin về văn phòng luật sư để các phạm nhân có thể biết mà nhờ đến.
Luật sư Bryan Stevenson cho biết, một trong các cuộc gọi đến từ một người có tên là Herbert Richardson, anh này mới nhận được thông báo về ngày xử tử của mình nên đã điện thoại cho luật sư nhờ giúp đỡ.
Luật sư Bryan Stevenson ban đầu lưỡng lự vì không biết mình có thể làm gì trong quãng thời gian ngắn ngủi còn lại, nhưng sau khi nhận lại được cuộc gọi vào ngày hôm sau thì ông đã nhận lời.
Nội dung này cho thấy tử tù được gọi điện thoại cho luật sư mỗi ngày. Trong khi đó luật ở Việt Nam không cho phép tử tù gọi điện thoại cho luật sư, mà chỉ được liên lạc điện thoại với thân nhân mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 10 phút.
Tác giả cho biết thêm, Herbert Richardson là một cựu binh trong chiến tranh Việt Nam. Những trải nghiệm không khác gì ác mộng về sự tàn khốc của chiến tranh đã để lại trong Herbert những di hại ám ảnh nặng nề.
Nhập ngũ năm 1964 khi 18 tuổi và đóng quân tại một trại binh ở An Khê nằm gần Pleiku. Trong một lần thực hiện nhiệm vụ trung đội của Herbert bị phục kích và anh bị thương nặng.
Khi tỉnh lại thân mình thấm đẫm máu đồng đội, anh bị mất phương hướng và không thể cử động được. Không lâu sau tinh thần của Herbert bị suy sụp hoàn toàn. Anh tự tử không thành sau những cơn đau đầu trầm trọng.
Được giải ngũ về lại quê nhà ở Brooklyn, New York, Herbert được chữa trị tại một bệnh viện và đem lòng yêu một nhân viên y tế tại đó. Nhưng cô gái sau khi nhận ra sự quan tâm thái quá ở anh thì đã xa lánh xua đuổi.
Herbert nảy ra ý tưởng giành lại người yêu, tự nhủ rằng nếu cô cảm thấy bị đe dọa sẽ tìm đến anh để được bảo vệ. Anh đã chế tạo một quả bom và đặt nó trước cửa nhà người yêu. Nhưng không may kế hoạch bị vỡ, quả bom phát nổ làm chết một bé gái và bị thương một bé khác.
Herbert bị lãnh án tử hình và người ta đã giam anh 11 năm cho tới ngày anh phải đối diện với ghế điện.
Luật sư Bryan Stevenson đã giúp đỡ Herbert bằng cách gửi đơn yêu cầu cứu xét lại bản án tử hình, và họ đã giành được một phiên xử ở tòa, tại đó luật sư cố gắng trình bày những lý lẽ gỡ tội cho Herbert.
Điều này khác với pháp luật Việt Nam. Ở Việt Nam luật sư có thể gửi đi rất nhiều đơn thư nhưng không có cơ chế nào để yêu cầu tòa án mở một phiên xét xử thẩm tra đánh giá lại những ý kiến của luật sư. Cơ chế pháp lý thiếu vắng gây ra rủi ro lớn cho những trường hợp kêu oan hay xin ân giảm án tử hình.
Cuối cùng bản án tử hình của Herbert được giữ nguyên và Herbert có một nguyện vọng là muốn luật sư có mặt trong quá trình thi hành án.
Đây cũng lại là điều không hề có ở Việt Nam. Pháp luật Việt Nam không cho phép luật sư tham gia vào quá trình thi hành án tử hình.
Luật sư Bryan Stevenson cho biết, vào ngày thi hành án tử hình người thân của tử tù đã đến gặp Herbert lần cuối, họ cùng ngồi nói chuyện bên nhau.
Trong đó đặc biệt có người vợ mới cưới của Herbert, anh quen và thư từ qua lại với cô gái suốt nhiều năm. Họ đã quyết định kết hôn một tuần trước ngày xử tử. Herbert không có bất cứ tài sản gì để lại cho vợ ngoài một lá cờ Mỹ khi anh qua đời vì anh là một cựu quân nhân.
Tất cả những điều đó cho thấy sự thông thoáng của luật pháp nước Mỹ, ấn định quyền hạn rộng rãi cho phạm nhân, không ngăn cách cấm cản luật sư liên hệ với tử tù.
Những diễn tiến câu chuyện được mô tả hoàn toàn xa lạ và thật khó tưởng tượng với ở Việt Nam, tuy rằng đó cũng chỉ là sự đối xử của luật pháp với tử tù.
Nhiều nghiệt ngã
Mới đây tôi được gia đình của một tử tù mời làm luật sư giúp đỡ kêu cứu ân giảm mức án tử hình cho người thân của mình. Đó là tử tù Đặng Văn Hiến, một nông dân đã có hành vi bắn chết ba người trong một vụ chống chọi cướp đất xảy ra ở huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông hồi năm 2016.Giống như những khó khăn đã gặp phải trước đây trong quá trình minh oan cho tử tù Hàn Đức Long, hiện nay hệ thống pháp luật không có quy định cho phép luật sư được tiếp cận với hồ sơ vụ án đã khép lại vì bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Do vậy nên khi Luật sư gửi văn bản tới tòa án đã tuyên tử hình Đặng Văn Hiến đề nghị cho sao chụp hồ sơ vụ án thì đã không nhận được phản hồi.
Luật sư cũng gửi công văn tới trại giam đề nghị cho phép gặp làm việc với tử tù nhưng cũng không nhận được phản hồi, vì pháp luật cũng không quy định rõ quyền của phạm nhân được gặp luật sư.
Điều này cho thấy tử tù ở Việt Nam chịu sự rủi ro rất lớn bởi hệ thống pháp luật thiếu vắng những cơ chế cứu giúp cho họ.
Trong cuốn sách của mình, luật sư Bryan Stevenson chia sẻ tâm sự cho biết, sự gần gũi với các tử tù đã dạy cho ông một số sự thật cơ bản và mộc mạc, đó là hành động tồi tệ nhất mà ta từng thực hiện không làm nên bản chất con người chúng ta.
Công việc ông làm với những người nghèo và người bị giam giữ đã thuyết phục ông rằng trái ngược với nghèo đói không phải là giàu có mà trái ngược với nghèo đói chính là công lý.
Luật sư Bryan Stevenson tin rằng thước đo trung thực nhất cho cam kết của chúng ta đối với công lý pháp quyền và thước đo chuẩn xác nhất cho nhân phẩm danh dự của chúng ta, nằm ở cách ta đối xử với người nghèo, người bị giam giữ và kết án.
Trong khi đó có thể nói pháp luật Việt Nam hiện tại đang còn rất nghiệt ngã.
Thực tế này cần phải thay đổi, pháp luật cần bổ sung thêm những cơ chế giúp bênh vực quyền lợi cho tử tù, hành lang pháp lý dành cho luật sư cần được mở rộng, có thế công lý mới đến được với nhiều người.
Friday, September 6, 2019
Chinese communists are the greatest threat to civilized people!
Trung Quốc là mối hiểm họa lớn nhất của Mỹ trên không gian mạng!
Hình ảnh các hackers của Trung Quốc bị Mỹ kết án vì đánh cắp bí mật thương mại của Hoa Kỳ.
Thursday, September 5, 2019
Guns of the whole world are being targeted at Chinese Communist Party. Taiwan, Hong Kong, Vietnam, stand firm! And, Chinese people, get ready! The world will lose nothing but a gang of professional killers!
Hong Kong vẫn biểu tình dù dự luật dẫn độ đã bị rút.
Ban tổ chức cho biết 23.000
người tham gia cuộc biểu tình chống lại sự bạo lực của cảnh sát Hong
Kong hôm 6/9. Người dân Hong Kong tiếp tục các cuộc biểu tình dù chính
quyền thành phố đã rút lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi.
Monday, September 2, 2019
Compared with the world's population, the number of communists is very small, but horrible things they can do are so scary! Their most common principle is "Secret means half of success!" and they always act "in the dark", never be ashamed of evil, disdainful methods and means they choose!
Lithuania: Nhà ngoại giao TQ can thiệp chống người biểu tình ủng hộ Hồng Kông.
Theo Reuters, Bộ Ngoại giao Lithuania nói nói rằng các nhà ngoại giao
Trung Quốc đã “vi phạm trật tự công cộng” tại sự kiện diễn ra ngày 23/8
mà những người tổ chức nói rằng nhằm bày tỏ sự đoàn kết đối với những
người biểu tình chống Trung Quốc ở Hong Kong.
Subscribe to:
Posts (Atom)